Nhằm để đảm bảo an toàn sức khoẻ của người lao động khi công tác trong những môi trường độc hại, thường xuyên tiếp xúc với các hoá chất gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, như vậy cần có một khung các quy tắc khi tiếp xúc với các mặt hàng có tính độc hại cao, nó có tên gọi là bảng chỉ dẫn an toàn hoá chất (MSDS).

Vậy cụ thể quy tắc MSDS và các yếu tố căn bản của một bản MSDS hoàn chỉnh bao gồm những gì? Hãy cùng Dịch vụ kho vận khám phá trong bài viết sau đây.

Bảng chỉ dẫn an toàn hoá chất (MSDS) là gì?

Bảng chỉ dẫn an toàn hoá chất (MSDS – Material Safety Data Sheet), ở một số nơi có thể có tên gọi khác là PSDS (Product Safety Data Sheet) hoặc theo cách gọi mới hơn hiện nay là SDS (Safety data sheet).

Đây  là tài liệu liệt kê những thông tin liên quan đến an toàn và sức khoẻ lao động khi tiếp xúc với nhiều dạng hoá chất và sản phẩm khác nhau trong đó bao gồm hướng dẫn cách sử dụng an toàn và những nguy hiểm tiềm tàng về một loại nguyên vật liệu hoặc sản phẩm, cùng với cách xử lý sự cố.

Bảng chỉ dẫn an toàn hoá chất (MSDS) thường không áp dụng cho đa số các khách hàng mà liên quan đến các mối nguy hiểm khi tiếp xúc với các chất trong môi trường lao động.

Đọc thêm: MSDS là gì? 

Các yếu tố căn bản trong MSDS

Mục 1: Thông tin về hoá chất và nhà cung cấp. Những thông tin cơ bản để cho người đọc xác định đúng loại hoá chất cần tìm hiểu, bao gồm:

    • Tên gọi và các tên liên quan, từ đồng nghĩa
    • Mục đích sử dụng khuyến nghị
    • Thông tin nhà cung cấp, thông tin liên hệ khi cần thiết

Mục 2: Xác định mối nguy hại, mô tả những thông tin về mối nguy hiểm của hoá chất và những cảnh báo liên quan

    • Xác định mức độ nguy hại, bao gồm bản công bố sự nguy hại và bản chất nguy hiểm 
    • Giai đoạn nguy hại: Bao gồm mô tả về đặc tính hoá lý gây nguy hại đến môi trường và sức khoẻ con người 
    • Giai đoạn an toàn: Cung cấp các thông tin về lưu trữ an toàn, xử lý, phân huỷ, bảo vệ cá nhân và cấp cứu

Mục 3: Thông tin về thành phần

    • Các loại hoá chất bên trong
    • Tỷ lệ của các thành phần
    • Số định danh các thành phầm hoá học (CAS)

Mục 4: Các cách sơ cứu

    • Mô tả các cách sơ cứu cần thiết theo lộ trình phơi nhiễm
    • Danh sách các trang thiết bị sơ cứu cần có tại nơi làm việc

Mục 5: Các cách chữa cháy

    • Các phương tiện cứu hoả phù hợp
    • Mối nguy hại khi các sản phẩm bị cháy
    • Phương án và phương tiện bảo hộ chuyên biệt cho lính cứu hoả

Mục 6: Các cách xả hoá chất tạm thời

    • Quy trình khẩn cấp
    • Phương cách xử lý, đồ chứa và dọn dẹp

Mục 7: Xử lý và lưu trữ

    • Những lưu ý để xử lý an toàn
    • Điều kiện để lưu trữ an toàn bao gồm cả những điều kiện không phù hợp

Mục 8: Kiểm soát phơi nhiễm/Bảo hộ cá nhân

    • Tiêu chuẩn cấp quốc gia chống phơi nhiễm
    • Cách kiểm soát phơi nhiễm
    • Dụng cụ bảo hộ cá nhân

Mục 9: Đặc điểm lý tính và thành phần hoá học

    • Ngoại hình, khả năng hoà tan
    • Mùi, khối lượng riêng tương đối
    • Độ pH và tính bay hơi
    • Áp suất hơi, Khả năng bắt lửa
    • Mật độ hơi, điểm bắt lửa
    • Điểm sôi, giới hạn cháy, nổ
    • Độ tan chảy giới hạn
    • Tốc độ bốc hơi

Mục 10: Mức độ ổn định và phản ứng

    • Mức độ ổn định của hoá chất
    • Điều kiện cần tránh
    • Những vật liệu không phù hợp
    • Những sản phẩm gây phân huỷ gây hại
    • Những phản ứng gây hại

Mục 11: Độc tính, bao gồm mức độ gây hại thông qua các đường tiếp xúc

    • Tiêu hoá
    • Mắt
    • Da
    • Hít

Mục 12: Thông tin về sinh thái học

    • Độc tính liên quan dến sinh thái
    • Độ bền và khả năng phân rã
    • Khả năng biến đổi
    • Khả năng gây hại môi trường
    • Khả năng tích luỹ sinh học

Mục 13: Những cân nhắc khi phân huỷ

    • Cách phân huỷ và vật chứa
    • Những lưu ý đặc biệt khi chôn lấp hoặc đốt

Mục 14: Thông tin vận chuyển

Số UN: Bao gồm 4 chữ số để phân loại hàng hoá nguy hiểm khi vận chuyển

  • PG I: Nguy hiểm cao
  • PG II: Nguy hiểm vừa phải
  • PG III: Nguy hiểm thấp

Loại hàng hoá nguy hiểm và khả năng nguy hại 

Mục 15: Thông tin vận chuyển với những hàng hoá với những vật liệu không có trong MSDS

    • Lên lịch với chất độc

Mục 16: Các thông tin khác

    • Theo dõi ngày tháng (Có kịp thời không, không quá 5 năm)
    • Bản tóm tắt

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here