Làm thế nào để quản lý hàng hóa sản xuất – kinh doanh hiệu quả. Cùng Dịch vụ kho vận tham khảo các kinh nghiệm lưu kho hàng hóa quý báu dành cho doanh nghiệp dưới đây.

I. Kinh nghiệm lưu kho hàng hóa?

Là một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực kho vận và cung cấp các dịch vụ Logistics, ALS có kinh nghiệm thực tế trong việc quản lý và lưu kho hàng hóa cho nhiều doanh nghiệp/tập đoàn lớn trong nước và Quốc tế.

Một sự thực rằng, đa số các doanh nghiệp Việt Nam đang quản lý hàng hóa của mình theo hướng hơi “cảm tính”, ít khi nghiên cứu và áp dụng những quy trình khoa học để vận hành và theo dõi hàng hóa sản xuất – kinh doanh của mình một cách chính xác.

Nhiều doanh nghiệp, nghĩ lưu trữ hàng hóa đơn thuần chỉ là đưa hàng hóa vào kho và để đó, không quan tâm tới các vấn đề đằng sau khác.

Chính điều này dẫn đến việc quản lý theo dõi gặp khó khăn về sau. Bộ phận lãnh đão thiếu những thông tin về hàng hóa lưu kho cụ thể, chi tiết để đưa ra những quyết định & sách lược kinh doanh.

Đây là động lực thôi thúc, ALS đưa ra những kinh nghiệm lưu kho hàng hóa thực tế thông qua việc rút từ nhiều năm cung cấp dịch vụ này trên thị trường. Mong rằng những kiến thức của bài viết sẽ giúp các doanh nghiệp lưu trữ thông minh hơn, khoa học hơn và có lợi hơn cho tổ chức.

II. Quản lý lưu kho hàng hóa như thế nào?

  1. Hãy quan tâm tới việc sắp xếp, khai thác hàng hóa trong kho

Hàng hóa trong kho nên được thiết kế, sắp xếp theo một phương thức khoa học. Việc này tạo điều kiện cho việc quản lý cũng như truy xuất hàng hóa trong kho.

Một số phương thức quản lý kho tham khảo: LIFO, FIFO, … quý khách có thể lựa chọn để khai thác hàng hóa trong kho của mình.

– Hàng hóa nên sắp xếp theo mức độ, sự liên quan. Các mặt hàng tương tự nhau nên sắp xếp chung 1 khu đễ dễ tìm kiếm. Những hàng hóa có mức độ truy xuất thường xuyen nên sắp xếp ở phía ngoài, các mặt hàng ít ra/vào hơn nên để ở phía trong. Việc này sẽ tối ưu công suất khai thác và vận hành thực tế.

– Cách thức lưu trữ và sắp xếp hàng hóa trong kho cần được thống nhất từ trên xuống dưới trong tổ chức để các nhân viên, quản lý kho nắm được và hiểu việc thực thi.

  1. Áp dụng barcode, dán nhãn quản lý hàng hóa

Kho hàng nên được quản lý tối ưu bằng mã barcode và dán nhãn cho từng hàng hóa. Việc này giúp cho công tác quản lý, truy vấn thông tin hàng hóa được thực hiện nhanh chóng hơn (thông qua hệ thống). Ngoài ra, hoạt động này tạo điều kiện cho doanh nghiệp và đơn vị cung ứng dịch vụ có thể quản lý chi tiết được hàng hóa theo yêu cầu.

Ngoài ra, thông qua các định dạng code mã hóa quản lý hàng hóa, nhân viên cũng dễ dàng nắm được tính chất, thông tin hàng hóa ở từng khu vực lưu trữ để có những đánh giá thực tế nhất.

  1. Quản lý hoạt động nhập xuất tồn chính xác

Hàng hóa là tài sản của doanh nghiệp. Đó chính là tiền tài và tiềm lực của mỗi đơn vị.

Quản lý hoạt động nhập xuất tồn giúp cho tổ chức hạn chế tình trạng lãng phí, thất thoát hàng hóa, bảo vệ tài sản của doanh nghiệp.

Sai lệch khi kiểm kê hàng hóa có thể diễn ra bất cứ lúc nào nếu như chúng ta không xây dựng được quy trình và kinh nghiệm lưu kho hàng hóa khoa học.

Hoạt động nhập xuất cần kiểm soát ở cả 2 chiều. Trước khi nhập hay xuất chúng ta cần tạo kế hoạch nhập xuất và nhân viên quản lý nên kiểm tra kỹ và xác nhận với số lượng nhập xuất được trước khi bàn giao hàng hóa, có như vậy số lượng ra và vào của hàng hóa mới chính xác nhất.

  1. Đảm bảo mọi công đoạn được thực hiện ngay lập tức

Mọi hoạt động quản lý kho hàng cần được thực hiện theo quy trình và định kỳ. Chúng ta cần đảm bảo các công đoạn đó được thực hiện hàng ngày và đảm bảo hoàn thành trọn vẹn những công tác đó trong ngày.

Không nên để hàng hóa về hôm nay nhưng hôm sau mới tiến hành công tác hạch toán, nhập xuất bởi rủi ro thất thoát hàng hóa có thể đến bất cứ lúc nào, chúng ta không thể biết trong khoảng thời gian vài tiếng, hàng hóa có thể rời khỏi kho lúc nào. Lúc ấy, nhân viên kho sẽ không thể biết và cũng thể chứng thực là hàng hóa bị thất thoát lúc nào,

  1. Giao quyền quản lý cho nhân sự

“Nếu đã dùng thì phải tin” – là câu nói đúng nhất trong trường hợp.

Chúng ta không nên ôm đồm, quản lý hết mọi khâu trong quá trình quản lý, lưu kho hàng hóa. Mỗi công đoạn nên giao cho 1 người, để họ chịu trách nhiệm cho từng công việc. Có như vậy các hoạt động trong kho mới được thực hiện chi tiết, đầy dủ và có trách nhiệm nhất. Hoạt động kho sẽ vận hành trơn tru, mạch lạc và tốt dần lên.

  1. Lên kế hoạch kiểm tra kho định kỳ

Kiểm tra kho định kỳ là công việc chúng ta cần làm đều đặn, định kỹ. Mỗi khoảng thời gian nhất định (ít nhất là đầu tháng), chúng ta nên kiểm tra lại toàn bộ hàng hóa trong kho để khớp số liệu, loại bỏ những hàng hóa hỏng hóc, bổ sung thêm những hàng hóa để duy trì lượng tồn kho tối thiểu.

  1. Áp dụng công nghệ, sử dụng các phần mềm quản lý kho hiện đại

Sử dụng công nghệ mà cụ thể là áp dụng phần mềm quản lý kho hiện đại chính thức bước đầu trong quá trình hiện đại hóa, khoa học hơn việc lưu trữ hàng hóa trong kho.

Thông qua phần mềm chúng ta có thể kiểm soát luồng hàng hóa nhập xuất chính xác, dễ dàng truy vết thông tin hàng hóa theo thời gian bất kể thời gian, không gian.

Mong rằng những kinh nghiệm lưu kho hàng hóa trên đây sẽ là kiến thức hữu ích cho các doanh nghiệp tối ưu khâu quản lý sản xuất – kinh doanh của đơn vị.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here