Trong quản trị doanh nghiệp, yếu tố kiểm soát giá cả luôn được ưu tiên hàng đầu, đặc biệt giá hàng hoá xuất kho sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và khả năng phát triển thị trường của doanh nghiệp.
Hiện nay có 4 phương pháp tính giá hàng hoá xuất kho chính, mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng, trong bài viết sau Dịch vụ kho vận sẽ giới thiệu về công thức tính cũng như đặc điểm của từng phương pháp để bạn có cái nhìn tổng quan và lựa chọn phù hợp với doanh nghiệp của mình.
I. Các phương pháp tính giá hàng hoá xuất kho hiện nay
1. Phương pháp bình quân gia quyền
Giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo đơn giá bình quân cuối kỳ trước, cả kỳ dự trữ hoặc sau mỗi lần nhập tuỳ theo điều kiện của mỗi doanh nghiệp, cụ thể:
1.1 Giá bình quân cả kỳ dự trữ
Giá vốn của hàng xuất kho trong kỳ sẽ được tính vào cuối kỳ, tuỳ theo kỳ dự trữ của doanh nghiệp áp dụng. Kế toán sẽ dựa vào hàng tồn kho đầu kỳ và sản xuất/nhập thêm trong kỳ cùng với giá nhập để tính ra đơn giá xuất kho bình quân trong kỳ của một loại sản phẩm (A):
Công thức tính:
A=(Giá trị hàng tồn đầu kỳ+Giá trị hàng nhập [hoặc sản xuất] trong kỳ)/(Số lượng hàng tồn đầu kỳ+ Số lượng hàng nhập hoặc sản xuất trong kỳ)
Ví dụ:
Công ty A chưa có số tồn đầu kỳ nào, đầu tháng 6 quyết định nhập 10 đơn vị hàng hoá AB với đơn giá là 10.000/đơn vị.
Đến ngày 09/06 nhập thêm 5 đơn vị hàng AB với giá 14.000/đơn vị.
Ngày 10/06 xuất 7 đơn vị hàng AB.
Ngày 15/06 nhập thêm 5 đơn vị hàng AB với giá 9.000/đơn vị.
Đơn giá xuất kho cuối kỳ=[10*10000+5*14000+(5*9000)] / (10+5+5)
= 10750/đơn vị
Vậy trị giá xuất kho cho 7 đơn vị hàng AB vào ngày 10/06 = 7 * 10750 = 75250.
1.2. Bình quân sau mỗi lần nhập
Phương pháp này cũng tương đồng với giá bình quân cả kỳ dự trữ, chỉ khác là tính theo mỗi lần nhập hàng:
Đơn giá xuất kho lần thứ (n)=[(Trị giá vật tư hàng hoá tồn đầu kỳ+Trị giá vật tư hàng hoá nhập trước lần xuất thứ n)] / [(Số lượng vật tư hàng hoá tồn đầu kỳ+Số lượng vật tư, hàng hoá trước lần xuất thứ n)]
Bình quân cuối kỳ trước
Kế toán dựa vào trị giá, số lượng hàng tồn hoặc nguyên vật liệu cuối kỳ trước để tính đơn xuất.
Công thức tính:
Đơn giá xuất khẩu bình quân=Trị giá hàng, nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ trước / Số lượng hàng, nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ trước
1.3 Phương pháp thực tế đích danh
Nguyên tắc tính toán của phương pháp thực tế đích danh là sản phẩm, vật tư, hàng hoá xuất kho thuộc lô hàng nhập nào thì lấy đơn giá nhập kho của lô hàng đó để tính.
Ví dụ:
Tồn đầu kỳ tháng 1:
- Sản phẩm A: 1000 đơn vị, đơn giá 10.000/đơn vị.
- Sản phẩm B: 2000 đơn vị, đơn giá 5.000/đơn vị.
Ngày 10/01: Nhập kho thêm 500 sản phẩm A với đơn giá 7.000/đơn vị.
Ngày 15/01:
- Nhập kho thêm 500 sản phẩm B với đơn giá 8.000/đơn vị.
- Xuất kho 300 sản phẩm A.
Ngày 17/01: Xuất kho sản phẩm A 1200 đơn vị.
Ngày 18/01: Xuất kho sản phẩm B 2200 đơn vị.
Vậy giá trị xuất kho trong tháng 01
- Ngày 15/01 xuất kho sản phẩm A: 300 x 7000 = 2.100.000.
- Ngày 17/01 xuất kho sản phẩm A: 1200 x 7000 = 8.400.000.
- Ngày 18/01 xuất kho sản phẩm B: 2200 x 8000 = 17.600.000.
1.4. Phương pháp nhập trước – xuất trước (FIFO)
Được áp dụng giả định khi giá trị hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trước sẽ được xuất trước và giá trị hàng tồn kho còn lại cuối kỳ sẽ được tính như hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất ở thời điểm gần cuối kỳ.
Hàng hoá nào nhập trước sẽ được xuất trước, hết số nhập trước rồi mới đên số nhập sau theo giá thực tế từng lần nhập.
Ví dụ:
Tồn đầu kỳ tháng 01: 10 đơn vị với giá 150.000/đơn vị.
Ngày 03/01 nhập mua thêm 50 đơn vị với đơn giá 140.000/đơn vị.
Ngày 05/01:
- Nhập thêm 10 đơn vị với giá 160.000/đơn vị.
- Xuất 30 đơn vị hàng.
Ngày 10/01: Xuất 20 đơn vị hàng.
Vậy giá trị xuất kho trong kỳ
- Ngày 05/01 xuát kho: (10 x 150.000) + (20 x 140.000) = 4.200.000.
- Ngày 10/01 xuất kho: (20 x 140.000) = 2.800.000.
1.5. Phương pháp nhập sau – xuất trước (LIFO)
Về cơ bản phương pháp tính giá nhập sau – xuất trước (LIFO) áp dụng ngược lại với phương pháp nhập trước – xuất trước (FIFO).
Phương pháp này cũng áp dụng giả định hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất sau sẽ được xuất trước, hàng tồn kho còn lại ở cuối kỳ sẽ được tính như hàng đã mua hoặc sản xuất trước đo, giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lần nhập hàng sau cùng, hàng tồn kho được tính giá hàng nhập kho đầu kỳ.
Ví dụ: Tồn đầu kỳ tháng 02: 5 đơn vị hàng, đơn giá 50.000/đơn vị.
Ngày 10/02: Nhập thêm 5 đơn vị hàng, đơn giá 70.000/đơn vị.
Ngày 15/02:
- Xuất 7 đơn vị hàng.
- Nhập thêm 10 đơn vị hàng, đơn giá 40.000/đơn vị.
Ngày 20/02: Xuất 13 đơn vị hàng.
Vậy giá trị xuất kho trong kỳ
- Ngày 15/02: (5 x 70.000) + (2 x 50.000) = 450.000.
- Ngày 20/02: (10 x 40.000) + (3 x 50.000) = 550.000.
II. Ưu, nhược điểm của từng phương pháp:
Ưu, nhược điểm |
Phương pháp bình quân gia quyền |
Phương pháp thực tế đích danh |
Phương pháp FIFO |
Phương pháp LIFO |
||
Bình quân cả kỳ dự trữ |
Bình quân sau mỗi lần nhập |
Bình quân cuối kỳ trước |
||||
Ưu điểm |
Đơn giản, dễ làm, chỉ cần tính một lần duy nhất vào cuối kỳ |
Kịp thời, chính xác, đáp ứng các nhu cầu nghiệp vụ phát sinh |
Dễ tính toán, đơn giản |
– Chi phí phù hợp với doanh thu thực tế – Giá trị hàng xuất kho phù hợp với doanh thu tạo ra – Giá trị hàng tồn phản ánh đúng theo giá trị thực tế |
– Tính giá trị vốn hàng xuất kho sau từng lần xuất – Kịp thời – Trị giá vốn hàng tồn sát với giá thị trường |
– Chi phí lần mua gần nhất sát với giá vốn hàng thay thế – Đảm bảo nguyên tắc phù hợp trong kế toán |
Nhược điểm |
Không kịp thời tại thời điểm phát sinh, độ chính xác không cao |
– Tính toán nhiều lần – Chỉ áp dụng phù hợp với đơn vị ít chủng loại hàng tồn kho |
Giá trị hàng xuất kho không chịu tác động từ giá thị trường |
– Cần nhiều điều kiện khắt khe – Không thể áp dụng với doanh nghiệp nhiều loại mặt hàng |
– Làm doanh thu hiện tại không phù hợp với chi phí hiện tại. Do doanh thu hiện tại được tạo ra bởi giá trị hàng hoá từ lâu – Nếu số lượng mặt hàng nhiều phát sinh chi phí hạch toán và công việc kế toán |
Trị giá vốn hàng tồn kho cuối kỳ có thể không sát với giá thị trường cho hàng thay thế |