ICD, CFS hay AFS là những thuật ngữ quen thuộc, gắn liền với sự phát triển của nhiều doanh nghiệp trên thị trường hiện nay. Vậy cụ thể vai trò của chúng là gì? Có gì khác biệt không? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu ICD, CFS và AFS cụ thể qua bài viết dưới đây nhé!

Khái niệm và vai trò của ICD, CFS, AFS

Với những doanh nghiệp non trẻ, còn khá bỡ ngỡ với khái niệm và vai trò của ICD, CFS hay AFS. Để rõ hơn, hãy đọc phần bài dưới đây.

ICD

ICD (Inland Container Depot) là cảng cạn/cảng khô/cảng nội địa hay gọi tắt là Depot. Đó là bộ phận quan trọng, thuộc kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, nắm giữ vai trò đầu mối tổ chức vận tải hàng hóa từ nhiều khu vực khác nhau bằng container phát triển gắn liền cùng hoạt động cảng biển, cảng hàng không quốc tế, cửa khẩu. 

Nói dễ hiểu, ICD chính là phần mở rộng của cảng biển thông thường, được xây dựng nội địa nhằm đáp ứng nhu cầu thông quan hàng hóa nhanh chóng. Việc hình thành và phát triển hệ thống ICD, giúp cảng biển thoát khỏi tình trạng ùn ứ. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm soát và hàng hoá và nâng cao hiệu quả kinh doanh. 

Cụ thể về vai trò của ICD, bao gồm: 

  • Là địa điểm tập trung và chuyển tiếp hàng hóa cho cảng biển. 
  • Là đòn bẩy thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra nhanh chóng hơn.
  • Được coi là khu vực thông quan hàng hóa nội địa quy mô, hạn chế tối đa tình trạng quá tải khi nhu cầu quá lớn. 

CFS

Hiểu đơn giản, CFS (Container Freight Station) là trạm thu gom hàng hoá từ các chủ hàng để tiến hành đóng container, hoặc phân chia hàng hóa từ các container cho người nhận, thường nằm bên ngoài cảng. Theo đó, CFS thường được sử dụng với hàng hoá dạng lô LCL. Với sự xuất hiện của CFS, giúp doanh nghiệp hay chủ hàng quản lý dễ dàng lượng hàng của mình và tối ưu được nhiều chi phí phát sinh liên quan. 

Vai trò của CFS gồm: 

  • Làm không gian tạm thời để chứa container hàng và container rỗng.
  • Là địa điểm trung chuyển hàng hoá quan trọng. 
  • Được sử dụng để xếp dỡ các lô hàng LCL và FCL. 
  • Được sử dụng để lưu trữ các lô hàng LCL.

Đọc thêm: Kho CFS là gì? Các hình thức vận tải áp dụng kho CFS

AFS

AFS hay Air Freight Station là nơi gom hàng xuất nhập khẩu có khu vực giám sát hải quan. 

Các chức năng và lợi ích của AFS:

  • Dùng để lưu giữ, bảo quản, sắp xếp hàng hóa trước và sau khi xuất nhập khẩu
  • Hàng hóa được đóng gói, kiểm tra và bảo vệ trước khi di chuyển.
  • Thủ tục hải quan đối với hàng xuất khẩu, thủ tục hải quan đối với hàng nhập khẩu tại sân bay được xử lý nhanh chóng hơn do thông tin hàng đã được tiến hành sớm tại kho AFS.
  • Một số đơn vị chuyển phát nhanh lựa chọn AFS để vừa tối ưu chi phí, vừa dễ dàng vận chuyển hàng hóa.
  • Phù hợp với các công ty/doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng thông thường. Tối ưu hóa khả năng di chuyển hàng hóa từ các nhà máy, khu công nghiệp đến cảng hàng không quốc tế.
  • Thời gian lưu trữ hàng tại kho AFS cần phải thực hiện theo đúng số ngày quy định từ Chi cục trưởng Chi cục Hải quan kể từ ngày được đưa vào điểm thu gom hàng.

Đọc thêm: Kho AFS là gì? Sự khác biệt giữa ICD, CFS và AFS 

Qua việc tìm hiểu ICD, CFS và AFS, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn về vai trò và chức năng của từng mô hình. Từ đó, lựa chọn chính xác hệ thống phù hợp cho phát triển kinh doanh của doanh nghiệp.  Quý khách hàng có nhu cầu vận chuyển đường bộ, thuê kho tại các KCN, vui lòng liên hệ trực tiếp với ALS để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng nhất. 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here