Kho trong các hoạt động Logistics giống như các “điểm nút” quan trọng lưu trữ và trung chuyển hàng hóa trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp.

Cùng Dịch vụ kho vận tìm hiểu cụ thể về vai trò của kho trong hoạt động Logistics thông qua bài viết sau.

1. Kho hàng trong Logistics?

Trước khi tìm hiểu sâu vào vai trò của kho, chúng ta cần hiểu kho là gì?

Kho hàng (Warehouse) là một trong những mắt xích quan trọng trong Logistics. Nó đóng vai trò là nơi lưu trữ, bảo quản hàng hóa sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp. Hàng hóa cũng sẽ được sắp xếp và chuẩn bị trước khi giao đến tay người tiêu dùng cuối cùng thông qua hệ thống kho hàng này.

Mỗi doanh nghiệp có thể có một hoặc nhiều kho hàng khác, rải rác trên nhiều tỉnh thành (bên cạnh các văn phòng, chi nhánh và trụ sở chính của đơn vị).

2. Vai trò của kho trong hoạt động Logistics?

Chức năng cơ bản nhất của kho hàng là dùng để lưu trữ và bảo quản hàng hóa, hạn chế những tác động của bên ngoài ảnh hưởng đến hàng hóa trong kho, đảm bảo chất lượng và sự an toàn cho hàng hóa.

Xét trên phương diện hoạt động thì kho có thể sử dụng để:

Đảm bảo hoạt động sản xuất – phân phối – kinh doanh của tổ chức

Mỗi doanh nghiệp đều cần “kho” cho hoạt động của mình.

Tùy theo quy mô, doanh nghiệp sẽ sử dụng kho với nhiều hình thức và công suất khác nhau.

Hàng hóa sẽ được nhập và xuất thường xuyên thông qua kho hàng của mỗi công ty.

Bên cạnh đó các kho có thể sử dụng như là những kho gom, kho sản xuất hoặc kho trung chuyển hàng hóa đảm bảo cho các hoạt động sản xuất – kinh doanh thường ngày của doanh nghiệp.

Việc có kho hàng giúp các đơn vị chủ động hơn trong việc quản lý, khai thác, đảm bảo việc vận hành liên tục và có hiệu quả hơn cho doanh nghiệp.

Tiết kiệm chi phí trong vận hành và khai thác

Hàng hóa được lưu trữ trong kho hàng giúp cho doanh nghiệp giảm thiểu được thời gian nhập xuất định kỳ (khi không sử dụng kho), hay phát sinh các chi phí liên quan đến vận tải hiệu quả.

Doanh nghiệp luân chuyển hàng hóa càng nhiều thì việc sử dụng kho hàng càng mang lại hiệu quả dài hạn cho doanh nghiệp.

Rút ngắn thời gian xử lý và giao hàng đến khách hàng cuối cùng

Các kho có thể được sử dụng như là những kho trung gian phân phối và luân chuyển hàng hóa. Kho hàng khi đó thực sự phát huy vai trò là những “điểm nút” để lưu trữ và trung chuyển hàng hóa một cách nhanh hơn.

Hàng hóa có thể lưu ở kho hàng ở các HUB chính. Khi có đơn hàng thì hàng hóa có thể luân chuyển từ các kho hàng này đến kho hàng khác với tới địa chỉ nhận cuối cùng một cách nhanh chóng nhất.

Thời gian giao hàng được rút ngắn, khách hàng nhận hàng nhanh hơn, từ đó nâng cao trải nghiệm và lòng trung thành của khách hàng với doanh nghiệp, tạo ra lợi nhuận tốt một cách dài hạn.

Phân loại về kho trong hoạt động Logistics?

Tùy theo nhu cầu, doanh nghiệp có thể tổ chức và thực hiện sử dụng kho theo nhiều hình thức khác nhau:

– Kho hàng phân phối: là những kho hàng đóng vai trò lưu trữ lượng lớn hàng hóa, nguyên vật liệu phục vụ cho việc phân phối và đưa hàng hóa nhanh chóng đên người tiêu dùng cuối cùng hoặc các điểm phân phối lân cận.

– Trung tâm thương mại điện tử: là những khó hàng lưu trữ, xử lý, đóng gói và hoàn thiện các đơn hàng thương mại điện tử. Hàng sau khi được xử lý ở kho sẽ chuyển đến các kho khác hoặc gửi thẳng đến khách hàng.

– Kho 3PL: là những kho mà doanh nghiệp đi thuê ngoài của một hoặc nhiều đơn vị cung ứng dịch vụ kho khác ngoài thị trường.

– Kho trung chuyển: là hệ thống kho chung được sử dụng để trung chuyển hàng hóa cho các công ty, cá nhân/tổ chức.

– Kho đặc thù hàng hóa: chia theo đặc thù hàng hóa lưu trữ như kho thường, kho đông, kho lạnh, kho mát, kho hàng hóa dễ hư hỏng, kho tài liệu, …

– Kho công nghiệp: lè hệ thống để nguyên vật liệu, các thiết bị, vật tư công nghiệp

Ngoài ra còn có thể có nhiều loại hình kho khác được sử dụng trong thực tế.

Hy vọng rằng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những phân tích, góc nhìn chi tiết về vai trò của kho trong hoạt động Logistics nói chung.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here