Trong các hoạt động doanh nghiệp thông thường, chuỗi giá trị được coi như là công cụ hỗ trợ ra quyết định và được bổ sung vào mô hình cạnh tranh chiến thuật vào năm 1979 do ông Micheal Porter phát triển.
Vậy chuỗi giá trị là gì và mô hình chuỗi giá trị trong doanh nghiệp bao gồm như gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau đây.
Chuỗi giá trị là gì?
Chuỗi giá trị là chuỗi các hoạt động của doanh nghiệp khi vận hành với mục tiêu là phân phối các loại hàng hoá có giá trị (Bao gồm cả dịch vụ) vào thị trường.
Ý tưởng của chuỗi cung ứng được dựa trên góc nhìn tổng quan về hệ thống của các đơn vị, coi đơn vị sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ là một hệ thống, được cấu thành từ các hệ thống con với đầu vào, quá trình xử lý và đầu ra.
Cả 3 thành phần này đều thu nạp và tiêu thụ các tài nguyên của doanh nghiệp: Tiền, lao động, nguyên vật liệu, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng, điều hành và quản lý.
Cách thực hiện hiệu quả các hoạt động trong chuỗi giá trị sẽ quyết định chi phí và lợi nhuận liên quan.
Chuỗi giá trị là công cụ hữu hiệu trong việc phân tách công ty thành các hoạt động chiến lược liên quan giúp tập trung vào các nguồn lợi thế cạnh tranh đem đến kết quả chi phí cao hay thấp.
Chuỗi giá trị của công ty là một phần trong hệ thống giá trị lớn hơn gồm các công ty cung cấp nguyên liệu (Upstream) hoặc thành phầm (Downstream) hoặc cả hai. Việc này sẽ đem lại góc nhìn cho các nhà quản lý không chỉ coi các hoạt động là chi phí mà là một bước để cải thiện giá trị cho sản phẩm hoặc dịch vụ hoàn thiện.
Những lợi ích có được khi xây dựng chuỗi giá trị:
Mô hình chuỗi giá trị sẽ giúp các tổ chức hiểu và đánh giá chính xác các nguồn hiệu quả chi phí hoặc không của tổ chức đó. Còn việc thực hiện phân tích chuỗi giá trị có thể giúp:
- Giúp đưa ra các quyết định cho các hoạt động của tổ chức
- Xác định các điểm thắt không hiệu quả để gỡ vướng mắc
- Hiểu về mối liên hệ và phụ thuộc giữa các hoạt động và lĩnh vực trong tổ chức. Chẳng hạn như vấn đề vớí nhân sự và công nghệ có thể ảnh hưởng đến hầu hết các hoạt động doanh nghiệp
- Tối ưu các hoạt động để tối đa đầu ra và giảm thiểu các chi phí phát sinh
- Hiểu năng lực cốt lõi và lĩnh vực cần cải thiện
Mô hình chuỗi giá trị
Mô hình chuỗi giá trị sẽ phân loại và gộp nhóm các chức năng của công ty thành cấp quan trọng và cấp hỗ trợ. Việc phân tích những hoạt động chính, hoạt động phụ và mối liên hệ giữa chúng sẽ giúp các tổ chức nhìn nhận như một hệ thống với các chứng năng liên kết phức tạp với nhau.
Khi đơn vị áp dụng lý thuyết chuỗi giá trị vào trong các hoạt động, còn được gọi là phân tích chuỗi giá trị. Sau đây là tổng hợp các hoạt động chính và hoạt động hỗ trợ.
Hoạt động chính:
Những hoạt động này bao gồm hình thành, kinh doanh, duy tu và hỗ trợ cho một sản phẩm hoặc dịch vụ:
Hoạt động đầu vào: Bao gồm các hoạt động xử lý và quản trị nội bộ các nguồn tài nguyên xuất phát từ bên ngoài như là đơn vị cung ứng bên ngoài và các nguồn chuỗi cung ứng khác. Những nguồn tài nguyên bên ngoài này là các đầu vào trong cấu trúc của chuỗi giá trị.
Vận hành: Các hoạt động biến đầu vào thành đầu ra, chẳng hạn như các sản phẩm hoặc dịch vụ được đưa vào thị trường. Đây là các sản phẩm chủ lực có thể bán với giá cao hơn chi phí nguyên liệu và sản xuất để đem về lợi nhuận.
Logistics đầu ra: là các hoạt động phân phối hàng hoá đến khách hàng, bao gồm các khâu như: Kho vận, tập kết và phân phối hàng hoá. Hoạt động này còn bao gồm cả quản lý cả hệ thống nội bộ và hệ thống của khách hàng.
Marketing và kinh doanh: Các hoạt động như quảng cáo và xây dựng thương hiệu để tăng cường độ nhận diện, tiếp cận và thuyết phục khách mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ.
Có thể dễ dạng nhận định các vấn đề quản trị hay thiếu hiệu quả trong các hoạt động chính này, khi được vận hành tốt sẽ là lợi thế chi phí cho công ty khi sản phẩm đầu ra có giá thành thấp hơn đối thủ.
Hoạt động phụ trợ:
Đây là những hoạt động hỗ trợ cho các hoạt động chính trong doanh nghiệp, bao gồm:
Cung ứng và mua hàng: Tìm kiếm đơn vị cung ứng, duy trì quan hệ với nhà cung cấp, đàm phán về giá cả và các hoạt động khác nhằm mục đích đem về nguồn nguyên liệu, tài nguyên cần thiết cho việc sản xuất sản phẩm, tạo ra dịch vụ.
Quản lý nhân lực: Bao gồm các hoạt động như: tuyển dụng, đào tạo, xây dựng và duy trì văn hoá doanh nghiệp và giữ được mỗi quan hệ tích cực với nhân sự.
Phát triển công nghệ: Bao gồm các công việc như: nghiên cứu phát triển, quản trị IT và an ninh mạng nhằm xây dựng khả năng công nghệ của doanh nghiệp.
Cơ sở hạ tầng: Các hoạt động thiết yếu như pháp lý, quản trị chung, điều hành, kế toán, tài chính, PR và đảm bảo chất lượng.