Trong quá trình sản xuất – kinh doanh, cũng như mở rộng phát triển, các doanh nghiệp cần thêm nhiều địa điểm văn phòng hay kho hàng để lưu trữ hàng hóa của đơn vị mình.
Các thông tin về kho hàng này sẽ được công bố trên các trang thông tin của doanh nghiệp hay được đăng ký với nhiều cơ quan có liên quan khác.
Vậy khi đơn vị thuê kho chứa hàng có phải đăng ký kinh doanh không?
Thông tin kho hàng mà doanh nghiệp thuê có cần bổ sung vào trong giấy tờ của tổ chức.
Cùng Dichvukhovan.vn tìm hiểu chi tiết hơn thông qua bài viết sau đây.
1. Quy định về việc thuê kho chứa hàng có phải đăng ký kinh doanh?
Đa phần các kho chứa hàng chỉ dùng với công năng duy nhất là để lưu trữ và bảo quản hàng hóa. Thường các kho hàng không phải là nơi mà doanh nghiệp đăng ký và phát sinh các hoạt đông sản xuất kinh doanh (nếu có, chúng tôi sẽ đề cập ở bài viết riêng về trường hợp khác biệt đó).
Ở trong trường hợp này thì các kho chứa hàng sẽ được coi là một đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp theo quy định của Pháp luật.
Cụ thể theo điều 44 của Luật doanh nghiệp năm 2020 có quy định:
- Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
- Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.
- Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.
Dựa theo các văn bản quy phạm trên, chúng ta có thể thấy rằng:
“Kho chứa hàng là một dạng đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp. Về công năng sử dụng, kho hàng có thể sử dụng đơn thuần như là địa điểm lưu trữ, bảo quản hàng hóa đơn thuần hoặc có thể sử dụng làm địa điểm kinh doanh khi cần thiết”.
Thông thường, để đơn giản hóa thủ tục, các doanh nghiệp sẽ lựa chọn đăng ký kho hàng như một địa điểm kinh doanh thay vì lựa chọn hình thức đăng ký nó trở thành một chi nhánh.
Doanh nghiệp sẽ cần làm các thủ tục thông báo, kê khai với các cơ quan về việc thành lập thêm địa điểm kinh doanh phụ thuộc đầy đủ để chúng được ghi nhận trong các thông tin của doanh nghiệp, tiện cho việc kiểm tra, giám sát của Nhà nước.
2. Hướng dẫn thông báo lập địa điểm kinh doanh?
Theo khoản 2, khoản 3 Điều 33, Nghị định 78/2015/NĐ-CP có quy định rõ:
Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính. Doanh nghiệp chỉ được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh. Nội dung thông báo gồm:
- Mã số doanh nghiệp;
- Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc tên và địa chỉ chi nhánh (trường hợp địa điểm kinh doanh được đặt tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi chi nhánh đặt trụ sở);
- Tên, địa chỉ địa điểm kinh doanh;
- Lĩnh vực hoạt động của địa điểm kinh doanh;
- Họ, tên, nơi cư trú, số Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại Điều 10 Nghị định này của người đứng đầu địa điểm kinh doanh;
- Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp hoặc họ, tên, chữ ký của người đứng đầu chi nhánh đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh.
Khi nhận được hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh nhập thông tin vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để yêu cầu mã số chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, cập nhật thông tin về địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh.
Chi tiết về hướng dẫn thông báo địa điểm kinh doanh, chúng tôi sẽ có bài viết chi tiết từng bước để giúp quý khách thực hiện một cách dễ dàng nhất.
3. Những lưu ý khi đăng ký kho chứa hàng cho doanh nghiệp?
Khi tiến hành đăng ký kho chứa hàng hóa trở thành một địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp, quý khách cần lưu ý:
– Tên địa điểm kinh doanh nên đặt theo chức năng của địa điểm hay quy định của đơn vị (để dễ dàng quản lý nội bộ ví như Kho hàng nội địa – Công ty A, Kho chứa thành phẩm – Đơn vị …)
– Địa điểm đăng ký cần thuộc quyền sử dụng của doanh nghiệp và được chứng thức thông qua các giấy tờ như: hợp đồng thuê kho, hợp đồng sử dụng dịch vụ trong thời gian nhất định, …
– Địa điểm kho hàng có thể khác so với địa điểm trụ sở chính của công ty và có thể đăng ký ở nhiều tỉnh thành khác nhau.
– Đơn vị cho thuê kho hàng cần phải có chức năng, giấy phép kinh doanh dịch vụ phù hợp.
Mong rằng những tư vấn trên đây đã giúp quý khách hiểu rõ hơn về những thắc mắc về việc thuê kho hàng có phải đăng ký kinh doanh hay không?
Nếu doanh nghiệp cần tư vấn thêm về việc đăng ký hay thuê kho lưu trữ hàng hóa?
Chúng tôi luôn ở đây để hỗ trợ bạn khi cần.