Việc liên tiếp ký kết các hiệp định kinh tế thế giới tạo cơ hội cho Việt Nam tham gia ngày càng sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại điện tử.

Theo đánh giá, mức độ tăng trưởng của thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam có thể lên đến 81%, đứng vị trí Top đầu trong khu vực Đông Nam Á. Không còn giới hạn ở trong nước, thương mại điện tử ở nước ta đang mở rộng và giao thương trên toàn thế giới.

Điều này khiến các dịch vụ chuyển phát nhanh – tác nhân điều tiết dòng luân chuyển hàng hóa của thị trường thương mại điện tử đang có sự chuyển mình, bắt đầu xâu chuỗi các hệ thống kho nội địa và kho xử lý hàng hóa quốc tế lại để kết nối, vươn mình ra thế giới dễ dàng hơn.

Cùng tìm hiểu cách cách liên kết các hệ thống kho chuyển phát nhanh nội địa của các doanh nghiệp với hệ thống kho luân chuyển hàng hóa quốc tế ra thế giới tại Việt Nam thông qua bài viết dưới đây.

1. Cách tổ chức hệ thống kho chuyển phát nhanh

Hệ thống kho phục vụ chuyển phát nhanh của các doanh nghiệp trong nước (Lazada, Shopee, Sendo, Viettel Post, …) hay các doanh nghiệp nước ngoài (DHL, UPS, …) đều được chia ra làm 2 hệ thống chính phục vụ cho hai mục tiêu là phân phối hàng hóa nội địa và xuất nhập hàng quốc tế.

  • Hệ thống kho chuyển phát nhanh điều tiết và phân phối hàng hóa nội địa

Đây là hệ thống kho phục vụ công tác luân chuyển hàng hóa trong nước của sàn thương mại điện tử hay các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh.

Hệ thống kho này hầu hết được xây dựng theo mô hình: Tổng kho – HUB – Văn phòng vệ tinh. Theo đó:

* Tổng kho: tại đây giống như kho lưu trữ hàng hóa tổng của các sàn thương mại điện tử, kho Online hay nơi phân tách, chia đơn của các đơn vị chuyển phát nhanh trước khi gửi về các tuyến chính.

– Đối với các sàn thương mại điện tử như kho hàng của lazada, kho hàng của Tiki, Kho hàng Sendo, kho hàng Shopee, … thì thường tổng kho được đặt tại 3 miền tương ứng cho 3 khu vực khai thác chính tại miền Bắc – miền Trung và miền Nam.

– Đối với các doanh nghiệp chuyển phát nhanh thì tổng kho lại là văn phòng kết nối chính ở các tỉnh thành, nơi tiếp nhận và gửi hàng hóa từ/đến các tỉnh khác. Ví dụ tổng kho của Giao hàng nhanh tại Hà Nội được đặt ở Long Biên, hàng hóa sẽ được điều phối, phân tách các đơn hàng tại đây trước khi chuyển về các kho hàng HUB tại các quận như Cầu Giấy, Hai Bà Trưng, …

* Kho HUB: được coi là kho trung chuyển nhằm mục đích phân loại chi tiết hơn các đơn hàng khu vực địa lý nhất định. Chúng ta rất hay gặp các kho hàng chuyển phát nhanh dạng HUB này ở các đơn vị chuyển phát nhanh. Như kho Viettel Post có các HUB chính nằm tại các quận nội thành Hà Nội như: Ba Đình, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, …

* Kho vệ tinh: được coi là các kho phân loại chi tiết nhất. Tại đây, hàng hóa sẽ được phân loại và giao ngay tới tay địa chỉ người nhận cuối cùng. Ví dụ, trong 1 HUB, Giao hàng tiết kiệm có thể có rất nhiều các kho vệ tinh khác nhau nằm tại các phường/huyện thuộc quận/xã nhằm phân phối hàng đến các địa chỉ mục tiêu chính xác và quản lý hàng hóa trên địa bàn sát nhất.

  • Hệ thống kho chuyển phát nhanh phục vụ cho việc xuất và nhập hàng quốc tế

Theo quy định hiện tại của hải quan Việt Nam, hàng hóa xuất và nhập khẩu theo hình thức chuyển phát nhanh cần phải làm thủ tục tại các địa điểm tập trung theo quy định của Nhà nước.

Các kho tập trung này thường nằm ở vị trí gần cảng hàng không, khu công nghiệp, khu cửa khẩu, khu kinh tế của khẩu.

Chính vì vậy, bên cạnh hệ thống kho phân phối hàng trong nước, để đảm bảo công tác lưu thông hàng hóa xuyên biên giới, các đơn vị chuyển phát nhanh hay sàn thương mại điện tử lớn đều có thêm các kho chuyển phát tập trung riêng để phục vụ cho luồng hàng xuất nhập quốc tế.

Tham khảo: Bảng giá cho thue kho mới 2022

2. Quy trình điều tiết hàng hóa giữa các kho hàng chuyển phát nhanh

Dựa theo cách thức phân loại hệ thống các kho nói ở trên chúng ta cũng sẽ hiểu được phần nào về quy trình điều tiết hàng hóa chuyển phát nhanh của các doanh nghiệp.

* Luồng hàng nhập vào Việt Nam

Bước 1: Hàng hóa nhập khẩu theo hình thức chuyển phát nhanh sẽ được chuyển về địa điểm kho chuyển phát nhanh tập trung theo quy định.

Bước 2: Làm các thủ nhập nhập khẩu, hải quan và thông quan hàng hóa

Bước 3: Hàng từ địa điểm kho chuyển phát nhanh tập trung chuyển về Tổng kho

Bước 4: Hàng từ Tổng kho chuyển về các kho Hub

Bước 5: Hàng từ kho Hub chuyển về các kho vệ tinh

Bước 6: Hàng từ kho vệ tinh chuyến đến địa chỉ người nhận cuối cùng

* Luồng hàng xuất đi từ Việt Nam

Bước 1: Hàng hóa được đóng gói và gửi về các kho vệ tinh

Bước 2: Bàn giao hàng hóa từ các kho vệ tinh sang các kho HUB

Bước 3: Hàng được chuyển đến các tổng kho

Bước 4: Tổng kho tổng hợp, phân loại, sắp xếp các bill hàng chuyển lên địa điểm kho chuyển phát nhanh

Bước 5: Làm thủ tục xuất khẩu, hải quan và thông quan

Bước 6: Bàn giao cho đối tác vận chuyển hàng sang nước khác

Quy trình trên được xây dựng bao gồm cả luân chuyển dòng hàng quốc tế (nếu có) cùng với dòng hàng phân phối trong nước.

Hy vọng, bài viết trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hệ thống các kho chuyển phát nhanh trong nước cũng như quy trình hoạt động, tính liên kết giữa các loại kho này tại Việt Nam.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here