Chắc hẳn nhiều người đã từng nghe qua hoặc đã nghe nhiều đến cụm từ “ISO 9001” trong các bài quảng cáo về doanh nghiệp hoặc điều kiện cơ sở vật chất của một đơn vị nào đó, vì vậy bạn có thể hiểu được phần nào đây là một dạng tiêu chuẩn và được chia thành nhiều dạng theo từng ngành nghề khác nhau. 

Hơn nữa còn nhiều câu hỏi khác nhau như định nghĩa chính xác ISO 9001 là gì, có bao nhiêu dạng ISO 9001, doanh nghiệp sẽ đạt được gì khi chứng nhận ISO 9001, nội dung của ISO 9001? Cùng Dichvukhovan.vn tìm hiểu chi tiết nhé!

ISO 9001 là gì?

Đầu tiên, ISO 9001 là một hệ thống quản lý chất lượng (QMS) nằm trong dãy tiêu chuẩn ISO 9000 được tổ chức ISO (Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế) công bố để giúp các tổ chức đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và cổ đông phù hợp với quy định pháp luật về sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp.

Bản chất của ISO 9001 là cung cấp nguyên tắc chỉ đạo cho hệ thống quản lý chất lượng mà không phải đặc thù cho một ngành nghề riêng biệt nào, vì thế bộ tiêu chuẩn này có thể được dung cho mọi đơn vị và mọi ngành nghề, không quan trọng quy mô.

Ngoài ra bạn cũng nên phân biệt rõ rằng ISO 9001 không phải là tiêu chuẩn cho sản phẩm, không quyết định đến chất lượng sản phẩm mà là tiêu chuẩn dựa trên quá trình: Áp dụng theo bộ tiêu chuẩn này để thành phẩm cuối cùng đáp ứng được kết quả như mong muốn.

Hiện tại Bộ ISO 9001 là một trong những công cụ quản lý phổ biến nhất thế giới hiện nay khi có khoảng 878 nghìn chứng chỉ được cấp trên toàn thế giới, 3774 chứng chỉ tại Việt Nam (Số liệu được tính đến năm 2018).

ISO 9001 cho một số nhóm lĩnh vực cụ thể

ISO 13485: Cho các thiết bị y tế

ISO 17582: Các đơn vị bầu cử ở mọi cấp 

ISO 18091: Đơn vị hành chính địa phương

ISO/TS 22163: Điều kiện về hệ thống quản trị kinh doanh cho các tổ chức đường sắt

ISO/TS 29001: Dầu mỏ, hoá dầu và khi gas tự nhiên

ISO/IEC 90003: Công nghệ phần mềm

Doanh nghiệp sẽ đạt được gì khi được chứng nhận ISO 9001?

  • Tăng chỉ số tín nhiệm toàn cầu
  • Hợp tác với các đơn vị cung ứng quốc tế
  • Cải thiện tính liên tục cho các hoạt động
  • Cải thiện chất lượng doanh nghiệp hoặc sản phẩm
  • Cải thiện sự hài lòng của khách hàng và uy tín
  • Tập trung vào quản trị và nhân sự
  • Giảm thiểu các công đoạn dư thừa và tiết kiệm chi phí

Nội dung sơ lược về yêu cầu của ISO 9001

Do nội dung chi tiết của ISO 9001 không thể gói gọn trong một bài viết, nên ALS xin giới thiệu các đầu mục nội dung chính để quý độc giả có thể bước đầu có sự tìm hiểu về ISO, theo đó, quy tắc quản lý chất lượng bao gồm:

  • Lấy khách hàng làm trọng tâm
  • Khả năng lãnh đạo
  • Tương tác với mọi người
  • Quy trình tiếp cận
  • Cải thiện
  • Đưa ra quyết định dựa trên bằng chứng
  • Quản lý các mối quan hệ

Đối với quy trình tiếp cận liên quan đến định nghĩa có tính hệ thống, quản lý các quy trình và các sự tương tác, vì thế để đạt được kết quả như đã định cũng như tuân thủ theo chính sách chất lượng, định hướng chiến lược của tổ chức. Quản lý các quy trình và toàn bộ hệ thống như một khối có thể đạt được bằng cách sử dụng vòng tuần hoàn PDCA (Plan – Do – Check – Act: Lập kết hoạch – Thực hiện – Kiểm tra – Hành động đánh giá) theo mô hình sau:

Nội dung sơ lược về ISO 9001

1.Phạm vi áp dụng

2.Nguồn tham khảo quy phạm

3.Các điều khoản và định nghĩa

4.Bối cảnh của tổ chức

4.1.Hiểu biết về tổ chức và bối cảnh

4.2.Hiểu biết về nhu cầu và kỳ vọng của những đơn vị quan tâm

4.3.Xác định phạm vị của hệ thống quản lý chất lượng

4.4.Hệ thống quản lý chất lượng và các quy trình trong đó

5.Sự lãnh đạo

5.1.Sự lãnh đạo và cam kết

5.2.Chính sách

5.3.Các vai trò, trách nhiệm và quyền hạn trong tổ chức

6.Lên kế hoạch

6.1.Hành động chỉ ra rủi ro và cơ hội

6.2.Mục tiêu chất lượng và kế hoạch để đạt được

6.3.Kế hoạch thay đổi

7.Hỗ trợ

7.1.Nguồn lực

7.2.Khả năng

7.3.Nhận thức

7.4.Giao tiếp

7.5.Tài liệu hoá thông tin

8.Hoạt động

8.1.Kế hoạch hoạt động và kiểm soát

8.2.Yêu cầu cho sản phẩm và dịch vụ

8.3.Thiết kế và phát triển sản phẩm, dịch vụ

8.4.Kiểm soát quy trình, sản phẩm, dịch vụ được cung cấp bên ngoài

8.5.Sản xuất và cung cấp dịch vụ

8.6.Công bố sản phẩm, dịch vụ

8.7.Kiểm soát đầu ra không đúng quy định

9.Đánh giá hiệu suất

9.1.Giám sát, đo lường, phân tích và đánh giá

9.2.Đánh giá nội bộ

9.3.Quản lý đánh giá

10.Cải thiện

10.1.Tổng quát

10.2.Không đúng quy định và hành động hiệu chỉnh

10.3.Tiếp tục cải thiện

Phần bổ sung A: Làm rõ cấu trúc mới, thuật ngữ và khái niệm

A.1.Cấu trúc và thuật ngữ

A.2.Sản phẩm và dịch vụ

A.3.Hiểu về nhu cầu và kỳ vọng của những đơn vị quan tâm

A.4.Suy luận dựa trên rủi ro

A.5.Khả năng áp dụng

A.6.Tài liệu hoá thông tin

A.7.Kiến thức theo tổ chức

A.8.Kiểm soát quy trình, sản phẩm, dịch vụ được cung cấp bên ngoài

Phần bổ sung B: Những tiêu chuẩn quốc tế khác về quản lý chất lượng và hệ thống quản lý chất lượng

Nguồn: Sưu tầm

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here