Kho bảo quản hàng hoá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng. Tuỳ vào mỗi sản phẩm đặc thù mà khi hàng sẽ được thiết kế với những tính năng phù hợp. Để đảm bảo kho bảo quản vận hành thuận lợi, chúng ta còn cần đến thủ kho bảo quản. Vậy kho bảo quản là gì? Người thủ kho bảo quản giữ vai trò như thế nào. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ những vấn đề trên.
1. Kho bảo quản là gì? Tầm quan trọng
Kho bảo quản là nơi lưu trữ và bảo quản các loại hàng hoá phục vụ cho quá trình kinh doanh – sản xuất của mỗi doanh nghiệp. Đảm bảo chất lượng hàng hoá luôn ở mức thấp nhất cũng như có nguồn hàng cung cấp nhanh chóng đến khách hàng. Cụ thể, khi bảo quản hàng hoá giữ vai trò quan trọng sau:
- Giảm thiểu tối đa chi phí vận chuyển và phân phối hàng hoá, cũng như chi phí trong quá trình sản xuất.
- Tiết kiệm chi phí lưu thông, quản lý hiệu quả tình trạng hao hụt hàng hoá
- Duy trì nguồn cung ổn định, đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của khách hàng mỗi khi có nhu cầu
- Hàng hoá luôn được kiểm soát về chất lượng và số lượng
- Tạo sự uy tín và khác biệt về dịch vụ của mỗi đơn vị.
2. Thủ kho bảo quản là gì?
Trong mỗi kho bảo quản đều có một nhân viên đảm nhiệm vị trí thủ kho bảo quản. Đây là người chịu trách nhiệm về việc quản lý tình trạng chất lượng và số lượng hàng hóa trong kho. Bắt đầu từ công đoạn bắt đầu đến lúc chuyển hàng vào kho. Từ việc xuất hàng khỏi kho cho đến công việc cuối cùng là thống kê số liệu hàng tồn kho.
Tuỳ theo mô hình của từng công ty mà thủ kho sẽ thuộc phòng logistics hoặc phòng sản xuất. Một số công ty thương mại có hàng tồn kho thì thủ kho sẽ được xếp vào phòng Kinh doanh hoặc một bộ phận riêng biệt không thuộc bất kỳ phòng ban nào.
3. Nhiệm vụ của thủ kho bảo quản
Nhìn chung, thủ kho bảo quản sẽ đảm nhiệm những nhiệm vụ sau đây:
- Thực hiện công tác chuẩn bị kho, dụng cụ và phương tiện cần thiết để phục vụ cho việc đưa hàng vào dự trữ theo đúng quy định.
- Trực tiếp thực hiện công tác kiểm tra ban đầu khi giao nhận – xuất nhập hàng hoá. Kiểm tra hàng hoá có đúng tiêu chuẩn chất lượng, số lượng theo phiếu nhập – xuất hay chưa và các trình tự, thủ tục quy định khác.
- Thường xuyên kiểm tra, bảo quản định kỳ theo đúng quy trình kỹ thuật bảo quản. Nếu như có phát hiện sự cố bất thường hay hiện tượng gì có khả năng làm ảnh hưởng đến chất lượng hàng hoá thì phải chủ động xử lý, báo cáo lên lãnh đạo để có biện pháp giải quyết kịp thời.
- Lập hồ sơ chứng từ ban đầu và thường xuyên cập nhật nhật ký theo dõi hàng hóa ở từng kho và từng ngăn chứa hàng hoá.
- Quản lý theo dõi toàn bộ hàng hóa dự trữ, tài sản cùng các trang thiết bị được đơn vị giao cho quản lý.
Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn – nghiệp vụ của thủ kho bảo quản
Người thủ kho bảo quản cần phải đáp ứng được những tiêu chí về năng lực chuyên môn – nghiệp vụ như sau:
- Có hiểu biết và nắm vững những vấn đề cơ bản của pháp luật, chế độ và chính sách liên quản đến công tác dự trữ quốc gia, chiến lược phát triển của ngành dự trữ quốc gia và chương trình cải cách hành chính.
- Nắm vững thông tin về quy chế, quy trình tác nghiệp trong công tác giữ gìn, bảo quản hàng hoá. Có kiến thức trong việc nhận biết, kiểm tra và xác định chủng loại hàng nhập – xuất theo đúng tiêu chuẩn chất lượng, số lượng và trình tự, quy trình.
- Có năng lực lập hồ sơ, ghi chép sổ sách rõ ràng trong việc nhập – xuất hàng hoá
- Sử dụng thành thạo các loại thiết bị văn phòng cùng những trang thiết bị khác phục vụ cho mục đích quản lý kho và nhiệm vụ được yêu cầu.
Có thể thấy, kho bảo quản giữ vai trò vô cùng quan trọng trong logistics. Người thủ kho bảo quản chính là nhân sự trực tiếp đảm bảo số lượng – chất lượng hàng hóa được chính xác, đảm bảo nguồn cung ứng liên tục. Mong rằng với những thông tin trên cũng đã giúp bạn đọc có thêm những kiến thức hữu ích về chủ đề này.
𝐀𝐋𝐒 – 𝐓𝐡𝐞 𝐋𝐞𝐚𝐝𝐢𝐧𝐠 𝐨𝐟 𝐀𝐯𝐢𝐚𝐭𝐢𝐨𝐧 𝐋𝐨𝐠𝐢𝐬𝐭𝐢𝐜𝐬
Email: contact@als.com.vn
Hotline: 1900 3133
Website: https://als.com.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/als.com.vn