Ở Việt nam lĩnh vực Logistics không còn quá xa lạ. Các dịch vụ của nó có thể kể đến như: Vận chuyển, lưu trữ hàng hóa, bao bì, đóng gói, nhập kho, làm thủ tục hải quan,… Trong đó, một mắt xích có vai trò quan trọng cần kể đến đó là các kho trung chuyển hàng hóa.

Vậy Kho trung chuyển là gì? Xuất kho trung chuyển là gì? Nhập kho trung chuyển là gì? Hãy cùng Dichvukhovan.com giải đáp thắc mắc trong bài viết dưới đây.

1. Kho trung chuyển là gì? 

Kho trung chuyển được xem là loại hình kho bãi đang được đưa vào sử dụng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu – logistics. Tuy nhiên, dạng kho bãi này sẽ được dùng cho hàng hóa ra vào kho trong thời gian ngắn hơn so với kho bãi thông thường.

Đây là nơi tập kết, cất giữ, bảo quản và quản lý hàng hóa của các chủ hàng hay chuyển giao giữa người mua và người bán. Hàng hóa được lưu trữ trong kho chỉ đóng vai trò tạm thời trước khi trung chuyển sang vị trí khác, vì vậy hàng hóa đặt trong kho theo thời gian nhất định.

Giống như đơn vị vận chuyển, các kho trung chuyển cũng thường do một bên thứ ba quản lý,  sắp xếp và điều phối quá trình nhập xuất hàng hóa qua kho đa số là công ty logistics, forwarder hoặc thuộc cảng. 

Kho trung chuyển thường mang đặc trưng sau:

  • Vị trí kho thuận lợi cho việc trung chuyển/ di chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu giữa các đơn vị, doanh nghiệp như gần cảng biển, sân biển, các tuyến đường quốc lộ,… Phù hợp với tính chất tạm thời và nhanh chóng.
  • Kết cấu kho trung chuyển sẽ được thiết kế tương tự các dang kho hàng thông thường, xây dựng an toàn, vững chắc và đúng, đủ trong công tác Phòng cháy chữa cháy, hệ thống chống rit sét… 
  • Do bên thứ ba khác với người bán và người mua, vận hành, quản lý để đảm bảo tính thuận lợi, kịp thời.

2. Vai trò, ứng dụng của kho trung chuyển 

  • Giúp các công ty tiết kiệm được nhiều chi phí. Kho trung chuyển sẽ nhận các trách nhiệm lưu trữ và quản lý hàng hóa trước khi hàng hóa được chuyển cho đơn vị khác và vậy mà nhà sản xuất không cần tốn thời gian và công sức cho việc này.
  • Điều này giúp công ty giảm được nhiều chi phí cho các việc. Như thuê nhân viên, quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu, chi phí vận chuyển, chi phí thuê container, chi phí chờ đợi phát sinh tại cảng, v.v.
  • Là nơi tập kết hàng hóa tạm thời, giúp các công ty có đủ thời gian hoàn thành các thủ tục cần thiết.
  • Tạo không gian thuận lợi để công ty dễ dàng kiểm soát hàng hóa trước khi phân phối. Hạn chế tối đa sự nhầm lẫn hoặc mất mát.
  • Khi vào kho trung chuyển, hàng hóa sẽ được phân chia theo loại, theo mẫu mã một cách rõ ràng. Công ty dễ dàng kiểm soát hàng hóa, hạn chế mất mát, sắp xếp lộn xộn

3. Quy trình nhập kho trung chuyển

Khi thực hiện nhập hàng vào kho trung chuyển. Bạn cần phải trải qua một quy trình như sau:

  • Bước 1: Hoàn tất các thủ tục theo quy định của Pháp luật.
  • Bước 2: Ký kết hợp đồng xác nhận với bên cung cấp dịch vụ này trước khi nhập hàng vào kho trung chuyển. Hợp đồng cần có đầy đủ các thông tin bao gồm: Thông tin về hàng hóa, diện tích lưu trữ, quy trình thực hiện khai thác/vận hành và các yêu cầu khác.
  • Bước 3: Trước khi đưa hàng hóa vào nhập kho trung chuyển, người sử dụng dịch vụ kho cần cung cấp kế hoạch vận chuyển hàng chi tiết để bộ phận quản lý kho có thể xác nhận và chuẩn bị các phương án xử lý. 
  • Bước 4: Khi hàng nhập kho trung chuyển, cần cung cấp các thông tin về hàng hóa, số lượng, ngày dự kiến nhập kho, phương tiện vận tải,…
    Xe vận chuyển (container) đến địa điểm nhận hàng rồi mang hàng hóa đến khu vực kho phù hợp với tính chất và kích thước của hàng hóa.
  • Bước 5: Sau khi hàng hóa đến kho trung chuyển, các bên thực hiện ký kết sẽ tiến hành kiểm tra, đối chiếu và xác nhận trước khi hàng hóa được nhập kho trung chuyển chính thức.
  • Bước 6: Sau khi đến thời gian chuyển hàng, hàng hóa sẽ được chuyển giao sang chặng tiếp theo để mang đến cho người nhận hàng.

4. Quy trình xuất kho trung chuyển

Khi đến thời gian cần mang hàng hóa đã nhập kho ra khỏi kho, người ta thực hiện xuất khóa trung chuyển:

Bước 1: Trước tiên, bạn cần phải hoàn tất các thủ tục theo quy định của Pháp luật.

Bước 2: Người thuê kho cần cung cấp kế hoạch xuất hàng chi tiết cho bên quản lý kho hàng trung chuyển.

Bước 3: Các thông tin xuất hàng cung cấp cũng tương tự như khi nhập khẩu, nhưng với khoảng thời gian để xuất kho như: Thông tin hàng, số lượng xuất, ngày xuất, phương tiện vận chuyển,…

Bước 4: Sau khi nhận được kế hoạch xuất hàng, đơn vị cung cấp dịch vụ kho trung chuyển sẽ tiến hành khai thác/vận hành thích hợp.

Bước 5: Trước khi hàng hoá xuất khỏi kho trung chuyển, hai bên sẽ tiến hành kiểm đếm hàng hóa cùng các thông tin cần thiết và ký biên bản xác nhận xuất kho và kết thúc quá trình.

Mong rằng với những chia sẻ vừa rồi của chúng tôi, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về vai trò cũng như các vấn đề liên quan đến kho trung chuyển.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here