(Thị trường) – Lựa chọn thị trường xuất khẩu phù hợp và triển khai các hoạt động hiệu quả là rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Cần hết sức cẩn thận trong từng quy trình.
Các doanh nghiệp có mong muốn đưa sản phẩm vươn tầm quốc tế đã hiểu hết về việc lựa chọn thị trường chưa? Dưới đây, hãy cùng Dichvukhovan.vn tìm hiểu kinh nghiệm lựa chọn thị trường xuất khẩu.
1. Tầm quan trọng của xuất khẩu đối với doanh nghiệp
Xuất khẩu là một phần không thể thiếu trong chiến lược kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. Đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, gia công. Thị trường xuất khẩu không chỉ giúp cho doanh nghiệp tăng doanh số, mở rộng thị trường và đa dạng hóa nguồn thu. Mà còn giúp doanh nghiệp tiếp cận với các công nghệ tiên tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Việc xuất khẩu còn giúp cho doanh nghiệp hợp tác với các đối tác quốc tế, nắm bắt thị trường. Đồng thời cũng giúp doanh nghiệp phát triển bền vững, tăng cường năng lực cạnh tranh. Từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương cũng như đất nước.
Tuy nhiên, để thành công trong hoạt động xuất khẩu, doanh nghiệp cần có chiến lược rõ ràng, đầu tư vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Ngoài ra, doanh nghiệp cần tìm hiểu thị trường, đưa ra các chiến lược tiếp thị hợp lý và tìm kiếm đối tác kinh doanh phù hợp.
2. Kinh nghiệm lựa chọn thị trường xuất khẩu
Một lựa chọn thị trường xuất khẩu phù hợp sẽ giúp cho doanh nghiệp đạt được nhiều lợi ích. Dưới đây là các kinh nghiệm lựa chọn thị trường cần ghi nhớ:
2.1. Nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng
Trước khi quyết định xuất khẩu sản phẩm đến một thị trường bất kỳ, doanh nghiệp cần phải tìm hiểu kỹ về thị trường đó. Những vấn đề cần xem xét:
- Kích thước thị trường: Số lượng người tiêu dùng, số lượng các doanh nghiệp và tổng giá trị của thị trường. Từ đó để đánh giá tiềm năng và tính khả thi của việc xuất khẩu sản phẩm.
- Tốc độ tăng trưởng của thị trường: Xác định tốc độ tăng trưởng của thị trường trong quá khứ và dự đoán tương lai để đánh giá khả năng phát triển của sản phẩm của doanh nghiệp tại thị trường đó.
- Thói quen tiêu dùng: Bao gồm các xu hướng mua sắm và tiêu dùng sản phẩm. Điều này nhằm hiểu rõ nhu cầu của khách hàng và đưa ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu đó.
- Luật pháp và quy định về sản phẩm có ý định xuất khẩu: Đánh giá các rủi ro pháp lý có thể xảy ra. Và đưa ra các biện pháp phù hợp để đáp ứng các yêu cầu pháp lý.
- Cạnh tranh: Cần phân tích về đối thủ cạnh tranh, bao gồm các sản phẩm cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp. Từ đó đưa ra những điểm mạnh của sản phẩm doanh nghiệp, nâng cao giá trị cạnh tranh.
2.2. Lựa chọn đối tác tin cậy
Đối tác có vai trò rất quan trọng trong quá trình xuất khẩu hàng hoá. Nếu bạn lựa chọn một đối tác tin cậy, hàng hóa sẽ được tiêu thụ với các điều kiện có lợi, nhanh thu hồi vốn, không xảy ra tranh chấp và mang lại lợi nhuận cao. Ngược lại, nếu lựa chọn sai đối tác, bạn có thể đối mặt với các rủi ro như mất tiền bạc, vận chuyển chậm chạp hoặc các tranh chấp phát sinh.
Một số yếu tố cần cân nhắc để doanh nghiệp chọn được đối tác tin cậy như:
- Đánh giá uy tín và lịch sử hoạt động: Có thể tìm hiểu thông tin này qua các nguồn tin như trang web, báo chí, tạp chí ngành nghề…
- Khả năng tài chính: Cần đánh giá khả năng tài chính của đối tác để đảm bảo rằng họ có đủ khả năng thanh toán tiền cho sản phẩm của doanh nghiệp bạn và không có rủi ro về nợ nần.
- Khả năng vận chuyển và giao nhận hàng hóa:
- Đánh giá thái độ và tương tác: Điều này đảm bảo rằng doanh nghiệp bạn và đối tác phối hợp làm việc hiệu quả, tương tác tốt.
2.3. Xác định chi phí
Một kinh nghiệm lựa chọn thị trường xuất khẩu không thể quên đó là xác định chi phí. Cần phải xác định rõ ràng để đưa ra chiến lược kinh doanh chính xác, tránh các rủi ro về tài chính.
Những chi phí cần cân nhắc bao gồm: vận chuyển hàng hoá, bảo hiểm, hải quan, tỷ giá hối đoái…
Chúng ta có thể thấy rằng, để lựa chọn được thị trường xuất khẩu phù hợp, cần phải cân nhắc kỹ lưỡng rất nhiều yếu tố. Mong rằng với những chia sẻ của dịch vụ kho vận ALS, các doanh nghiệp đã hiểu rõ hơn và lựa chọn được thị trường tiềm năng nhất cho sản phẩm của mình.