Quản lý kho là khâu quan trọng tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế có khá nhiều đơn vị mơ hồ chưa biết quản lý kho thực sự là như thế nào hay cần thực hiện những công việc ra sao. Chính vì thế trong bài viết dưới đây, Dịch vụ kho vận sẽ trình bày cụ thể những công việc cần có trong quản lý kho.

1. Khái niệm quản lý kho

Quản lý kho (Warehouse Management). Đây là công việc về quản lý, bản quản, theo dõi số lượng và chất lượng những mặt hàng có trong kho. Người quản lý kho hàng sẽ là người chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý lượng hàng xuất đi, tình trạng hàng hư hỏng, hàng nhập về, sắp xếp vị trí các mặt hàng trong kho,…

Nhìn chung, công việc quản lý kho hàng không phải quá khó khăn mà chỉ đòi hỏi người quản lý phải có sự cẩn thận, tỉ mỉ cùng tư duy nhanh nhạy để đảm bảo quá trình hoạt động của kho hàng.

2. Những công việc quan trọng cần có trong quản lý kho

Để giúp bạn đọc có thể hình dung được rõ nhất về việc quản lý kho, chúng tôi sẽ trình bày những đầu việc cần thực hiện khi quản lý kho ngay sau đây:

Tiếp nhận thông tin và thực hiện thủ tục nhập – xuất hàng hoá

Thông qua việc quản lý thông tin, làm thủ tục xuất – nhập hàng hoá, người quản lý sẽ nắm được số lượng hàng hoá cùng những thông tin quan trọng để đối soát với cấp trên khi có yêu cầu.

Đồng thời, việc hàng đi hàng về liên tục nếu không kiểm tra kỹ càng sẽ dễ xảy ra sai sót về số lượng. Do đó, người quản lý cần chủ động tiếp cận, lưu trữ thông tin xuất nhập hàng để hoàn thành tốt công việc, tránh được rủi ro, thất thoát không đáng có.

Quản lý và sắp xếp toàn bộ hàng hóa trong kho

Mỗi doanh nghiệp thường kinh doanh – sản xuất hàng nghìn sản phẩm khác nhau. Cùng với đó mỗi ngày doanh nghiệp sẽ đón nhận vô số lần xuất nhập hàng. Nếu như chúng ta không biết cách quản lý và sắp xếp hàng hóa gọn gàng, khoa học và sạch sẽ sẽ khiến hàng hoá trong kho trở nên lộn xộn, việc kiểm kho sẽ trở nên khó khăn hơn. Do đó, luôn phải đảm bảo hàng hóa được sắp xếp ngay ngắn, khoa học.

Theo dõi, giám sát quá trình mua hàng

Trên thực tế, quá trình mua hàng, xuất hàng là quá trình quan trọng và hay xảy ra sơ sót nhất. Do đó, trong quá trình mua bán xuất nhập hàng hoá, người quản lý cần giám sát chặt chẽ để tránh trường hợp sai sót hay kịp thời phát hiện lỗi sai để chỉnh sửa, hạn chế tối đa thất thoát.

Lập kế hoạch nhập hàng hóa định kỳ

Không chỉ đơn thuận là việc bảo quản hàng hóa trong kho, người quản lý cần phải nắm bắt được số lượng hàng tồn kho để lên kế hoạch nhập hàng theo định kỳ. Hãy tính toán kỹ càng số lượng hàng hoá để nhập kho vừa đủ, tránh để tình trạng hàng tồn kho quá nhiều.

Làm báo cáo biến động kho hàng

Thực hiện báo cáo biến động kho hàng cho bộ phận kinh doanh cũng là công việc quan trọng trong quản lý kho hàng. Nhờ bảng báo cáo này, chúng ta sẽ nắm bắt được những sản phẩm tiềm năng để đẩy mạnh trong giai đoạn thích hợp, giúp gia tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

Quản lý kho và sắp xếp nhân sự

Trong công việc quản lý kho hàng, việc quản lý nhân sự được xem là khá khó khăn và mang đến nhiều khó khăn thách thức. Không chỉ riêng việc quản lý hàng hóa, số liệu, người quản lý còn phải có thêm kỹ năng quản lý con người. Bởi lẽ, việc nhận định rõ năng lực, tính cách, phẩm chất của mỗi người sẽ giúp bạn đặt nhân sự vào đúng vị trí để họ có thể phát huy tối đa thế mạnh của mình và gia tăng hiệu suất công việc.

Ngoài những công việc vừa kể trên, trong quá trình quản lý kho hàng, chúng ta còn những đầu việc khác như hỗ trợ cung cấp thông tin cho những phòng ban khác như sale, marketing,.. về tình hình kho hay thông tin sản phẩm, xử lý những vấn đề phát sinh có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng hàng hoá,….

Các thông tin chi tiết về những công việc cần làm trong quản lý kho hàng đã được trình bày trong bài viết trên. Hy vọng bài viết cũng đã mang đến nguồn kiến thức hữu ích về việc quản lý kho hàng cho các bạn đọc.

𝐀𝐋𝐒 – 𝐓𝐡𝐞 𝐋𝐞𝐚𝐝𝐢𝐧𝐠 𝐨𝐟 𝐀𝐯𝐢𝐚𝐭𝐢𝐨𝐧 𝐋𝐨𝐠𝐢𝐬𝐭𝐢𝐜𝐬  
Email: contact@als.com.vn
Hotline: 1900 3133
Website: https://als.com.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/als.com.vn