Đã có những đơn vị logistics từng phải thốt lên rằng “Mỗi mét vuông trong kho đều có giá trị quý hơn vàng”, điều này cho thấy giá trị sử dụng không gian trong kho là vô cùng quý báu, vì thế kho hàng của các doanh nghiệp luôn cần phải được tối ưu tối đa về cả diện tích lẫn vận hành trong kho.

Công tác quản lý kho hàng dành cho doanh nghiệp sẽ phát sinh nhiều yếu tố khó lường nhưng nếu có quy trình rõ ràng cho mọi công đoạn là đã giảm được 50% các sai sót. Vậy cụ thể quản lý kho hàng bao gồm những công việc nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Công tác quản lý kho hàng cho doanh nghiệp

Về bố trí kho

Việc bố trí kho sẽ phù hợp nhất trong giai đoạn xây dựng ban đầu, như vậy doanh nghiệp của bạn sẽ làm rõ được những vấn đề cần giải quyết ngay từ ban đầu và đem lại lợi ích lâu dài cho yếu tố an toàn con người, hàng hoá và công tác vận hành. 

Trước hết bạn cần xác định rõ các loại hàng hoá sẽ được lưu trữ và quản lý trong kho, điều này sẽ ảnh hưởng đến sơ đồ kho bao gồm: hành lang lối đi, chiều cao giá kệ, số lượng giá kệ tối đa có thể chứa

Tiếp theo cũng liên quan đến quản lý hàng hoá trong kho đó là tần suất xuất nhập, từ đây bạn có thể bố trí một khu riêng trong kho cho những mặt hàng có tần suất ra/vào cao, tỷ suất xoay vòng vị trí lưu trữ,…

Thông thường, các kho hàng được xây dựng để xử lý khối lượng ước tính, số lượng sản phẩm và lần chất hàng tiêu chuẩn, kết hợp giữa nhu cầu khách hàng và cải thiện hiệu quả theo thời gian. Để thực hiện mục tiêu “kép” này, phần lớn các nhà kho chấp nhận những bất lợi dài hạn để đạt được mục tiêu ngắn hạn như tần sẵn hàng (FRM) và để vị trí gần cửa nhất, phân phối trực tiếp đến khách hàng hoặc chất xếp nhiều loại mặt hàng để đơn giản hoá công tác phân phối so với việc chất xếp một loại hàng đầy pallet.

Cuối cùng, doanh nghiệp nên đánh giá định kỳ về cách bố trí trong kho để có những điều chỉnh kịp thời để cải thiện công suất lưu trữ trong kho, trung bình các đơn vị sẽ thực hiện đánh giá theo chu kỳ 3 – 5 năm/lần tuỳ theo tốc độ tăng của số lượng mặt hàng cần lưu trữ.

Tham khảo thêm: Dịch vụ cho thuê kho tại Mỹ Đình

Kiểm soát hàng tồn

Kiểm soát hàng tồn trong quản lý kho hàng dành cho doanh nghiệp gần như bao quát toàn bộ công việc trong kho vận, cụ thể có thể tiến hành các công việc:

  • Phân loại hàng tồn: Từ những mặt hàng lưu thông chậm nhất đến nhanh nhất, lập từng khối SKU dựa trên các tiêu chí về kích thước, hình dáng, số lượng và tần suất ra vào thành các hạng A (Trung bình), B (Chậm), C (Rất chậm), D (Cần di chuyển) sau đó kiểm tra chéo về tốc độ luân chuyển của các SKU so với thời gian cần để lấy hàng, như vậy sẽ giải được bài toán cần tốn bao nhiêu chi phí để lấy hàng tồn trong kho.
  • Áp dụng quy trình nhận hàng hiệu quả: Việc có những thùng hàng bị để bừa bãi ở cửa nhập hàng sẽ cho biết quy trình chưa được tối ưu, hàng nhập kho cũng quan trọng tương đương với hàng xuất kho, vì thế cần hướng dẫn nhân sự trong kho nhận hàng ở mức vừa đủ để có thể giải quyết nhanh gọn.
  • Thực hiện việc kiểm đếm số lần quay vòng: Việc thực hiện kiểm đếm định kỳ hàng tồn theo tuần, tháng hoặc quý sẽ giúp làm giảm tổng chi phí thống kê cuối năm, hơn nữa cũng loại bỏ được những sai số .
  • Giữ hàng tồn ở mức tối thiểu: Thực hiện theo nguyên tắc kịp thời, khi có ít hàng tồn trong kho thì sẽ cần ít hơn các công tác sắp xếp. Thực hiện đánh giá số lượng hàng lưu trữ thông qua các dữ liệu lưu trữ và phân phối để xác định con số vừa phải.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here