Bất kể đơn vị sở hữu kho nào cũng nhắm đến yếu tố hiệu quả để đạt được công suất tối đa cùng với mức chi phí tối ưu, nhưng một yếu tố cơ bản mà các đơn vị cung cấp kho hàng thường bỏ qua đấy là quản lý kho hàng trong suốt quá trình vận hành.

Nguyên do là bởi công tác này bao quát toàn bộ hoạt động của kho và cần khoảng thời gian để có thể đánh giá được các điểm cần cải thiện sau thời gian nghiên cứu. Vậy nên chủ kho thường quên đi mất tầm quan trọng của việc quản lý kho hàng, hãy cùng Dịch vụ kho vận tìm hiểu trong bài viết sau những lợi ích mà nó đem lại cho chủ kho.

Quản lý kho hàng: Vì sao lại quan trọng đến vậy?

Nâng cao công suất khai thác

Có một thực tế rằng các mô hình kho hàng mà các chủ hàng, đơn vị sản xuất ưa thích là có quy trình vận hành rõ ràng, điều này cho thấy công tác quản lý kho được áp dụng ở mức cao, hàng hoá được xử lý theo trình tự từng bước vì thế sẽ giảm thiểu được tối đa những sai sót, các khâu được xử lý phù hợp với các yếu tố có sẵn của kho hàng như cách bố trí trong kho, các phần mềm quản trị sử dụng hay hướng dẫn sử dụng thiết bị, máy móc cụ thể.

Ngoài ra, việc quản lý kho hàng còn cần phải  đưa ra những cải tiến về hiện trạng cơ sở vật chất trong kho, loại bỏ lỗi vận hành không còn phù hợp, bổ sung các thiết bị cần thiết hoặc chỉnh sửa thiết kế kho có khu hàng xuất/nhập, phân khu từng loại hàng riêng biệt.

Giảm thiểu thời gian vận hành

Quản lý kho hàng còn giúp cắt giảm các trình tự thủ tục không cần thiết, giải quyết các xung đột trong quá trình hoạt động giữa các bộ phận liên quan. Từ đây, chủ kho sẽ giản lược được quy trình, khơi thông những tắc nghẽn trong dòng chảy hàng hoá trong kho.

Ngoài ra việc đao tạo nhân sự bài bản, có chuyên môn tay nghề cao cũng giúp giảm thiểu đáng kể thời gian xử lý hàng hoá hoặc có những hướng giải quyết các vấn đề phát sinh kịp thời. 

Tối ưu chi phí 

Trong một khoảng thời gian tương đương nhau, một nhân sự có thể xử lý được khối lượng hàng hoá nhiều hơn sẽ giúp tăng công suất chung của kho, như vậy chi phí vận hành cho nhân sự đó ở ngưỡng tối ưu.

Tham khảo: Đơn vị cung cấp cho thuê kho tại Việt Nam

Hơn nữa, việc quản lý kho hàng cũng sẽ giúp cắt giảm các chi phí không cần thiết hoặc không đem lại hiệu quả cho kho hàng như thất thoát hàng hoá, sử dụng dịch vụ “chữa cháy” cho bên ngoài , điều hành dòng tiền hiệu quả hơn cho các danh mục khác để đem đến những cải thiện rõ ràng.

Ngoài ra kết hợp với yếu tố thời gian xử lý ít hơn sẽ cũng làm giảm chi phí nhân công cho cùng một công việc trong khoảng thời gian tương đương.

Cải thiện mức độ an toàn con người và hàng hoá

Đây là yếu tố thường bị bỏ quên bởi nhiều chủ kho, do chưa thấy những ảnh hưởng tiêu cực mà điều này mang lại nên dễ dẫn đến lơ là trong quá trình quản lý các quy định an toàn trong kho.

Một số quy định an toàn dễ bị lơ là nhất như: 

  • Không đeo đồ bảo hộ trong khi xử lý hàng hoá
  • Chất hàng quá tải trọng giá kệ
  • Bốc dỡ hàng hoá bừa bãi ở bất kỳ khu vực nào trong kho
  • Khoảng cách giữa các giá kệ quá gần hoặc độ cao giá kệ vượt mức an toàn
  • Không đào tạo cho nhân sự về các quy trình an toàn
  • Chấp nhận mọi loại hàng hoá, thậm chí để những loại hàng nguy hiểm ở gần nhau
  • Không có hệ thống giám sát, cảnh báo sớm tự động

Những vấn đề này có thể được giải quyết thông qua bổ sung vào các quy trình hiện hành về những buổi đào tạo an toàn lao động theo lộ trình từng giai đoạn, phân bổ lại các khu vực chất xếp và bốc dỡ trong kho, quy định hạn mức tiếp nhận giá kệ và khoảng cách an toàn giữa các lối đi, giữa từng giá kệ với nhau.

Việc giảm thiểu được những yếu tố gây mất an toàn lao động sẽ tránh ảnh hưởng sức khoẻ người lao động, những hiệu ứng thương hiệu ứng tiêu cực, gây mất uy tín với khách hàng.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here