Hiện tại với việc giao thương xuyên biên giới đang ngày càng phổ biến vì thế hàng hoá có nguồn gốc xuất xứ từ các nước khác nhau không còn là chuyện xa lạ, nhưng việc áp dụng các chính sách thương mại, thuế, hạn ngạch hoặc các biên pháp phòng vệ thương mại của các nước đã thúc đẩy việc hình thành nên các quy tắc xuất xứ hàng hoá.

Vậy có thể hiểu quy tắc xuất xứ hàng hoá là gì? Có bao nhiêu loại quy tắc xuất xứ hàng hoá hay vai trò trong giao thương thương mại quốc tế. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm trong bài viết sau đây.

1. Quy tắc xuất xứ hàng hoá là gì?

Hiểu đơn giản, quy tắc xuất xứ hàng hoá (ROO – Rules of Origin) là các điều kiện để xác định nguồn quốc xuất xứ của hàng hoá, những điều kiện này được hình thành từ các quy định pháp luật của các quốc gia hoặc hiệp định thương mại quốc tế.

Quy tắc xuất xứ hàng hoá được áp dụng ở cấp độ quốc gia, nhưng ở đây không nên hiểu lầm rằng xác định nguồn gốc xuất xứ hàng hoá là xác định địa điểm địa lý như vùng hoặc tỉnh mà là quốc gia xuất xứ. Mọi người có thể dễ thấy sự hiện diện của quy tắc xuất xứ ở các nhãn mác của sản phẩm thường có cụm từ “Sản xuất tại …”

2. Vai trò của quy tắc xuất xứ hàng hoá

Xuất xứ hàng hóa
Xuất xứ hàng hóa
  • Áp dụng cách thức và công cụ trong chính sách thương mại chẳng hạn như thuế chống bán phá giá, biện pháp phòng vệ thương mại. 
  • Để xác định hàng hoá nhập khẩu có được hưởng quy chế tối huệ quốc (MFN) hay các ưu đãi thương mại.
  • Phục vụ cho mục đích thống kê giao thương thương mại.
  • Phục vụ cho việc dán nhãn và ghi chú các yêu cầu.
  • Phục vụ cho muc đích mua sắm của chính phủ.

3. Các loại quy tắc xuất xứ hàng hoá

Về cơ bản, quy tắc xuất xứ hàng hoá được chia thành 2 loại chính là : Quy tắc xuất xứ ưu đãi và không ưu đãi, cụ thể:

Quy tắc xuất xứ không ưu đãi

Dùng để xác định nguồn gốc hàng hoá trong việc áp dụng quy chế Tối huệ quốc (MFN) nhưng cũng dùng để thực hiện các biên pháp thương mại khác nhau như thuế chống bán phá giá hoặc thuế chống trợ cấp, trừng phạt kinh tế, biện pháp phòng vệ,hạn chế định lượng, hạn ngạch thuế quan.

Quy tắc xuất xứ ưu đãi

Dùng để xác định nguồn gốc chính xác hàng hoá được xuất xứ từ đâu, từ đây sẽ có những cách quản lý hoặc thoả thuận đặc biệt được áp dụng. Khi đáp ứng các yêu cầu, hàng hoá nằm trong quy tắc xuất xứ ưu đãi đủ điều kiện để nhập khẩu với thuế thấp hơn các dạng hàng hoá khác hoặc thậm chí là thuế bằng 0, tuỳ thuộc vào mức thuế quan ưu đãi, trong đó bao gồm:

Ưu đãi đơn phương (GSP) 

Là các ưu đãi từ một số quốc gia phát triển (Quốc gia cho ưu đãi) dành cho quốc gia đang phát triển (Quốc gia nhận ưu đãi) không thông qua đàm phán và là ưu đãi một chiều. 

Mô hình hoạt động của ưu đãi đơn phương có thay đổi tuỳ thuộc vào quốc gia cho ưu đãi, chẳng hạn như hàng hoá đạt yêu cầu về GSP của Hoa Kỳ không nhất thiết phải tuân theo yêu cầu GSP của EU.

Khi quốc gia cho ưu đãi đánh giá quốc gia nhận ưu đãi là đã trưởng thành hoặc không còn trong giai đoạn cần nhận ưu đãi theo tổng thể hoặc một số ngành cụ thể thì bên quốc gia cho ưu đãi có thể thu hồi các ưu đãi dành cho quốc gia nhận ưu đãi.

Ưu đãi song phương (FTA song phương)

Là các hiệp định đàn phán song phương giữa 2 quốc gia hoặc một quốc gia với tổ chức liên minh các nước với các thoả thuận kinh tế đặc biệt, thông thường sẽ có lợi cho cả 2 bên. 

Ưu đãi đa phương (FTA đa phương)

Là kết quả của các đàm phán FTA hoặc các thoả thuận thương mại song phương hoặc các thoả thuận giữa 3 quốc gia hoặc nhiều hơn nhằm mục đích giảm các hàng rào thuế quan trong việc xuất hoặc nhập khẩu hàng hoá. 

Tham khảo thêm: Dịch vụ kho vận tại Việt Nam

Thông thường, các ưu đãi đa phương thường khó thoả thuận hơn thoả thuận đơn phương do liên quan đến nhiều lĩnh vực của các quốc gia có trong hiệp định thương mại.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here