Vận chuyển hàng hóa gồm những khâu nào? Hậu cần và vận tải có điểm gì khác nhau hay chúng là một? Hãy cùng Dịch vụ kho vận phân tích các đặc điểm, tính chất của hậu cần và vận tải qua bài viết dưới đây.
1. Logistics là gì?
Có thể hiểu rằng, logistics là công đoạn thu thập, sản xuất và phân phối các loại nguyên vật liệu hay sản phẩm đến khách hàng, người sử dụng đúng hạn, đúng thời gian đảm bảo. Để làm được điều này, quá trình thực hiện bao gồm nhiều giai đoạn bao gồm: thực hiện các thủ tục để lưu trữ, vận chuyển hàng hóa, lập kế hoạch quản lý, và các dịch vụ liên quan,…
Nhằm đảm bảo quá trình thực hiện logistics được diễn ra suôn sẻ và cung cấp các tiện ích khác cho khách hàng, trong logistics còn bao gồm các chức năng như: lưu kho, đóng gói hàng hóa, tài liệu và bảo hiểm, các công đoạn liên quan đến xuất nhập khẩu, hồ sơ xác nhận quyền sở hữu, quản lý nhà cung cấp, đối tác,…
Các lĩnh vực logistics thường gặp:
- Logistics Hàng Không
- Logistics đường biển
- Logistics đường bộ
- Logistics đường sắt
- ..
2. Vận tải là gì?
Nếu như Logistics là bước liên quan đến quá trình phân phối hàng hóa thì vận tải là bước di chuyển hàng hóa từ địa điểm A đến địa điểm B.
Như vậy, vận tải ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển và lưu thông của dịch vụ vận tải và phân phối. Khi đã thực hiện các bước chuẩn bị cho việc phân phối hàng hóa, thì việc vận tải hàng hóa vô cùng quan trọng, người quản lý cần tìm ra một lộ trình giao hàng chính xác nhất, tốt nhất nhằm tối ưu chi phí và đảm bảo rằng hàng hóa an toàn đến tay khách hàng.
Trong quá trình vận tải, để mọi việc diễn ra trơn tru và đảm bảo đúng thời hạn giao hàng thì cần sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa lộ trình trình giao hàng, con người, phương tiện. Dịch vụ vận tải bao gồm các tuyến đường: đường sắt, đường bộ, đường biển, đường hàng không. Để có thể dễ dàng quản lý, và điều động người ta còn phân chia dịch vụ vận tải thành 3 lĩnh vực khác nhau: cơ sở hạ tầng, phương tiện và hoạt động.
Những điều bạn cần chú ý khi lập kế hoạch cho một quá trình vận tải là: địa điểm và thời hạn giao nhận hàng hóa, tính chất và giá trị hàng hóa, kích thước và trọng lượng hàng hóa.
Các lĩnh vực vận tải thường gặp:
- Vận tải Hàng Không
- Vận tải đường biển
- Vận tải đường bộ
- Vận tải đường sắt
- ..
3. Phân biệt giữa vận tải và Logistics
Để có thể phân biệt rõ ràng vận tải và logistics, bạn có thể hiểu rằng
- Trọng tâm của logistics là quản lý và vận hành. Nghĩa là ở khâu này, logistic sẽ đảm bảo việc vận chuyển, kiểm đếm, phân phối từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng. Bao gồm các dịch vụ: lưu kho, xếp dỡ, vận chuyển, lập danh sáng, đóng gói hàng hóa,…
- Trọng tâm của vận tải là di chuyển hàng hóa từ nơi giao đến nơi nhận. Đồng thời đảm bảo sự an toàn cho hàng hóa.
4. Cách quản lý Logistics hiệu quả
Logistics và vận tải là một bước, một phần quan trọng trong chuỗi cung ứng và tiêu thụ hàng hóa. Vậy làm thế nào để quá trình Logistic và vận tải diễn ra một cách hiệu quả nhất.
Trong quá trình làm việc, từ bài học kinh nghiệm nhiều năm, Dịch vụ kho vận sẽ đưa ra lời khuyên cho vấn đề này.
Lập kế hoạch chi tiết
Trong bất kì ngành nghề nào, nhằm hoàn thành mục tiêu một cách tốt nhất, thì người quản lý cần có một kế hoạch phù hợp, chi tiết và tỉ mỉ. Với Logistic và vận tải cũng vậy, ở trong bảng kế hoạch này, người quản lý cần làm rõ các thông tin về phương thức thực hiện từng khâu, các phương tiện vận chuyển. Để đảm bảo rằng hàng hóa an toàn và đủ tiêu chuẩn cho đến khi giao cho khách hàng.
Tự động hóa quy trình làm việc
Việc tự động hóa quy trình làm việc giúp tối ưu chi phí, công sức thời gian và tiền bạc. Chính vì vậy, người quản lý cần nghiên cứu một workflow làm việc sao cho phù hợp với chính công ty và đồng nghiệp, đối tác của mình.
Phân nhóm trách nhiệm
Các nhân viên cần hiểu rõ được nhiệm vụ, vai trò và trách nhiệm của bản thân mình, vị trí của mình đang nắm giữ. Đồng thời, ở mỗi vị trí, nhân viên cũng cần có đầy đủ các kĩ năng làm việc và giải quyết vấn đề tốt và linh hoạt, chủ động trong từng tình huống. Bao gồm tất cả các vị trí: quản lý kho, hậu cần,….
Tối ưu hóa mạng lưới hậu cần
Việc liên tục phân tích các case study, giúp nhà quản lý tối ưu hóa mạng lưới hậu cần, đồng thời biết cách triển khai các hoạt động và chiến lược phù hợp với hệ thống. Nhằm phát triển bền vững hệ thống một cách lâu dài.
Thích ứng với công nghệ mới
Liên tục đổi mới để có thể bắt kịp thời đại, nâng cao chất lượng dịch vụ và không ngừng phát triển, nhà quản lý cần chú ý tiếp cận những công nghệ tiên tiến và mới nhất.
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi đưa ra, bạn có thể hiểu rõ bị khác biệt giữa hậu cần và vận tải.