Theo công bố dữ liệu về thị trường hàng hóa hàng không toàn cầu mới nhất được Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) đưa ra vào tháng 1-2023 đã cho thấy về mức nhu cầu hàng hóa hàng không đã có hiện tượng giảm nhanh do những tác động trực tiếp và gián tiếp về khó khăn kinh tế toàn cầu vẫn đang tiếp diễn.
Cụ thể khi nhu cầu trên toàn cầu, được tính bằng tấn/km hàng hóa (CTKs*) đã có mức giảm đáng kể đến 14,9% so với tháng 1 năm 2022 (-16,2% đối với các hoạt động quốc tế).
Về mức công suất (được đo bằng tấn/km hàng hóa có sẵn,ACTK) đã có sự tăng trưởng khi đạt con số 3,9% so với tháng 1 năm 2022. Có thể nhận định đây là mức tăng công suất hàng năm đầu tiên kể từ tháng 10-2022. Thông qua mức tăng trong ACTKs đã phản ánh phần nào về sự phục hồi mạnh mẽ của những sức chứa trong các thị trường hàng không chờ khách nhằm bù đắp cho sự suy giảm về sức tải quốc tế do hệ thống các chuyên cơ vận tải chuyên dụng đang cung cấp đến thị trường hiện nay.
Có những lưu ý nào về các yếu tố trong môi trường hoạt động vận tải hàng không?
Cùng điểm qua những lưu ý dù nhỏ nhưng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chính môi trường hoạt động vận tải hàng không trên toàn cầu hiện nay, cụ thể:
Đối với những đơn vị đặt hàng xuất khẩu mới toàn cầu trong PMI sản xuất, chỉ số hàng đầu về nhu cầu hàng hóa đã có mức tăng nhanh chóng vào tháng 1 – mức tăng này là lần đầu tiên kể từ tháng 10-2022. Đặc biệt khi các nền kinh tế lớn, những đơn đặt hàng xuất khẩu mới đang tăng lên và ở Trung Quốc, Hoa Kỳ,… con số về mức tăng PMI gần bằng nhau đến mốc 50. Đây chính là những con số quan trọng cho thấy về nhu cầu đối với hàng hóa sản xuất từ hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang dần bước vào sự ổn định lâu dài.
Đối với thương mại hàng hóa trên toàn cầu lại có mức giảm 3,0% ngay trong tháng 12-2022, đây chính là tháng giảm thứ hai liên tiếp xảy ra gây áp lực khá lớn đến nền kinh tế.
Về chỉ số giá tiêu dùng của các nước G7 đã và đang giảm từ 7,4% ngay trong tháng 11 xuống mức giảm còn 6,7% trong tháng 1. Sự lạm phát giá sản xuất đã giảm 2,2% xuống mức 9,6% trong tháng 12.
Khi nhu cầu hàng hóa trong tháng 1 đã giảm 14,9% và mức công suất tăng 3,9% chính là những động thái dự báo năm 2023 tới đây sẽ đầy thách thức và khó khăn về các điều kiện kinh doanh của các quốc gia. Điều này là hoàn toàn dễ hiểu khi nhiều bất ổn từ chiến tranh ở Ukraine, tình trạng lạm phát và nguồn thiếu lao động có trình độ cao. Tuy nhiên, với vài biểu hiện lạc quan khi lĩnh vực vận tải hàng hóa hàng không vẫn đang duy trì sản lượng ở mức cao hơn so với trước đại dịch kết hợp cùng động thái Trung Quốc đang dần thay đổi nhiều khi loại bỏ chính sách ZERO COVID và đang dần đi vào sự ổn định với các điều kiện sản xuất tại thị trường nguồn cung ứng lớn nhất của hàng hóa hàng không hiện nay. Điều này đã và đang thúc đẩy nhu cầu cần thiết khi các công ty đẩy mạnh tăng cường hợp tác với Trung Quốc ngày càng lớn.
Chi tiết thị trường hàng hóa hàng không – Tháng 1/2023 (% theo năm)
|
% CTK ngành năm 2022 |
CTK |
HÀNH ĐỘNG |
CLF(%-PT) 2 |
CLF(CẤP) 3 |
Thị trường |
100,0% |
-14,9% |
-3,9% |
-9,9% |
44,8% |
Châu Phi |
2,0% |
-9,5% |
-1,8% |
-3,8% |
43,9% |
Châu Á Thái Bình Dương |
32,4% |
-19,0% |
8,8% |
-15,5% |
45,2% |
Châu Âu |
21,8% |
-20,4% |
-9,3% |
-7,5% |
54,1% |
Châu Mỹ La-tinh |
2,7% |
4,6% |
34,4% |
-9,3% |
32,5% |
Trung Đông |
13,0% |
-11,8% |
9,6% |
-10,0% |
41,1% |
Bắc Mỹ |
28,1% |
-8,7% |
-2,3% |
-5,1% |
42,3% |
Chú thích: 1) % CTK ngành năm 2022; 2) Hệ số tải thay đổi theo từng năm; 3) Mức hệ số tải
Những thành tích nổi bật của khu vực trong tháng 1-2023
Điểm qua những thành tích nào đáng nhận được sự mong đợi của các nhà đầu tư và sản xuất trong lĩnh vực vận tải hàng không trong tháng 1-2023 ngay dưới đây:
Các hãng hàng không tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã và đang chứng kiến sản lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không đã giảm 19% ngay trong tháng 1-2023. Điều này được giải thích là do sự ảnh hưởng lớn của hoạt động thương mại và sản xuất đang còn ở mức độ thấp hơn và sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng toàn cầu do chế độ ZERO COVID mà Trung Quốc áp đặt. Bên cạnh đó, đây là khoảng thời gian rơi vào những ngày nghỉ lễ Tết Nguyên Đán cũng khiến sản lượng hàng hóa có nhiều biến động và thay đổi.
Các hãng vận tải Bắc Mỹ cũng đã công bố lượng hàng hóa giảm nhanh đến 8,7% trong tháng 1-2023 so với cùng tháng 1-2022. Mặc dù đây chỉ là mức giảm nhẹ về hiệu suất so với tháng 12-2022 và công suất tăng 2,3% so với tháng 1-2022 khiến nhiều đơn vị lo ngại.
Các hàng vận tải châu Âu lại đang sở hữu hiệu suất yếu nhất trong tất cả các khu vực khi lượng hàng hóa đã giảm đến 20,4% trong tháng 1-2023 so với cùng tháng 1-2022. Khi đây là mức giảm hiệu suất so với tháng 12-2022 (-19,4%) thì các hãng hàng không trong khu vực tiếp tục bị ảnh hưởng nặng nề khi cuộc chiến tại Ukraine vẫn đang tiếp diễn. Đây cũng là tác nhân khiến mức công suất giảm 9,3% vào tháng 1-2023 so với tháng 1-2022.
Các hãng vận tải Trung Đông đã có mức giảm 11,8% so với cùng kỳ năm trước về khối lượng hàng hóa vào tháng 1-2023. Tuy nhiên đây lại là một sự cải thiện đáng kể so với tháng 12-2022 khi (-14,4%) và mức công suất tăng 9,6% so với tháng 1-2022.
Các hãng vận tải Mỹ Latinh cũng đã thống kê về lượng hàng hóa có mức tăng 4,6% trong tháng 1-2023 so với tháng 1-2022. Đây hiện đang là mức hiệu suất mạnh mẽ nhất trong các khu vực và chính sự cải thiện này đã khiến mức công suất trong tháng 1-2023 đã tăng 34,4% so với cùng kỳ năm 2022 vừa qua.
Các hãng vận tải hàng không châu Phi lại đang chứng kiến lượng hàng hóa có mức giảm nhanh chóng đến 9,5% trong tháng 1-2023 so với cùng kỳ năm 2022. Đây là một sự cải thiện về hiệu suất so với tháng trước đó (-10%). Công suất thấp hơn 1,8% so với mức tháng 1-2022.
Như vậy, có thể khẳng định hoạt động vận tải hàng không trên toàn cầu đã và đang có những khởi đầu vô cùng thuận lợi hứa hẹn một dự báo khởi sắc trong năm 2023.
Source: https://www.iata.org/en/pressroom/2023-releases/2023-03-07-02/