Hiểu đơn giản, xuất khẩu là các hoạt động buôn bán hàng hoá sang quốc gia khác, xuất khẩu bao gồm hoạt động giao thương trên thị trường thế giới, các hoạt động có thể diễn ra bằng đường bộ, đường biển hoặc đường hàng không.
Hơn nữa loại hàng hoá xuất khẩu có thể bao gồm hàng hoá vật lý hoặc các phần mềm, dịch vụ đăng ký trực tiếp được gửi qua email .
Ví dụ cụ thể cho xuất khẩu: Anh A mua hàng hoá có thời gian sử dụng ngắn như hoa từ một quốc gia khác, phương pháp vận tải phù hợp nhất sẽ là thông qua các công ty logistics hàng không.
Vì thế bạn sẽ cần lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ logistics hàng không, sau đó tiến hành đặt đơn hàng vận chuyển, trong đó có nhiều dịch vụ logistics khác nhau như vận chuyển hoả tốc, kho vận, bảo quản lạnh, đóng gói mà bên đơn vị bạn có thể sử dụng để bảo quản hoa khi đến tay bạn vẫn giữ độ tươi.
1. Xuất khẩu đem lại những lợi ích gì?
Như đã giải thích ở trên, việc xuất khẩu sẽ đem về nguồn doanh thu lớn ở thị trường nước ngoài cho các doanh nghiệp trong nước, chính vì thế, các nước đều chú trọng cải thiện tỷ trọng xuất khẩu của quốc gia, bổ sung việc làm, lương cao hơn, cải thiện chất lượng cuộc sống và còn nhiều lợi ích quốc gia khác nữa
Hoạt động kinh doanh công ty cũng cần đảm bảo sự tăng trưởng, khi đến một mức độ và chiếm lĩnh được thị trường trong nước, công ty sẽ hướng đến việc bán các sản phẩm của mình ở nước ngoài cải thiện doanh thu, kinh nghiệm chuyên môn về các thị trường nước ngoài
Xuất khẩu gia tăng dự trữ ngoại hối tại ngân hàng trung ương của quốc gia đó. Người nước ngoài sẽ thanh toán bằng đồng tiền của nước họ hoặc các đồng tiền phổ biến như Đô la. Khi có dự trữ tiền tệ lớn, quốc gia đó có thể kiểm soát được giá trị đồng tiền của họ, có đủ nguồn lực tài chính để bơm vào thị trường, giảm các chi phí xuất khẩu sang nước khác.
Các quốc gia cũng sử dụng đồng tiền dự trữ để kiểm soát tính thanh khoản, điều đó có nghĩa là kiểm soát lạm phát tốt hơn và bạn sẽ không phải chi quá nhiều tiền cho một sản phẩm. Thông thường các nước sẽ dùng đồng ngoại tệ để mua vào đồng nội tệ của họ để kiểm soát lạm phát, như vậy sẽ làm giảm lượng cung tiền mặt có trên thị trường và làm đồng nội tệ tăng giá.
2. Các kênh xuất khẩu phổ biến hiện nay
Có hai cách chủ yếu để thực hiện hoạt động xuất khẩu đó là trực tiếp và gián tiếp. Trong đó cách gián tiếp doanh nghiệp thường sử dụng dịch vụ logistics từ bên thứ ba chẳng hạn như khâu quản lý xuất khẩu hay các công ty giao thương hoạt động xuất khẩu do những đơn vị này sẽ giúp giải quyết các vấn đề về xử lý việc thanh toán tiền hàng, lựa chọn nhà cung cấp và phương thức vận chuyển phù hợp.
Với phương thức gián tiếp, việc phân phôi hàng hoá sang thị trường khác không khác nhiều về bản chất so với thị trường trong nước, thường được sử dụng bởi những doanh nghiệp có năng lực hạn chế ở nước ngoài, chia ra theo các hình thức chính:
- Đơn vị xuất khẩu đại diện cho đơn vị sản xuất, ví dụ: đại lý xuất khẩu cho đơn vị sản xuất hay công ty quản lý xuất khẩu
- Đơn vị xuất khẩu mua hàng theo nhu cầu người tiêu dùng nước ngoài, ví dụ: đại lý xuất khẩu theo chiết khấu
- Đơn vị xuất khẩu mua và bán cho mục đích riêng của họ, ví dụ nhà buôn hay công ty giao thương quốc tế (ITC – International Trading Companies)
Còn đối với phương thức trực tiếp có nghĩa là doanh nghiệp bán hàng trực tiếp cho các đơn vị phân phối, công ty kinh doanh, đại lý của chính doanh nghiệp đó hay người dùng cuối tại nước ngoài.
Đối với xuất khẩu gián tiếp, doanh nghiệp sẽ không kiểm soát hoàn toàn, phản hồi không đầy đủ, thời gian ngắn hơn để tiếp cận thị trường. Còn xuất khẩu trực tiếp đòi hỏi đầu tư nhiều hơn về tài chính, kỹ thuật vận hành và các nguồn lực khác.