Các hoạt động xuất nhập khẩu thông thường sẽ trải qua trình tự như đóng gói, làm thủ tục hải quan, vận chuyển đến đối tác, như vậy các bước về vận chuyển hàng hoá đến đối tác nước ngoài được thực hiện tại khu vực quốc tế hay thuộc nước khác. 

Vậy xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Trình tự thực hiện và thủ tục hải quan với xuất nhập khẩu tại chỗ có gì thay đổi không? Hãy cùng Dịch vụ kho vận tìm hiểu trong bài viết sau đây.

1. Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì?

Xuất nhập khẩu tại chỗ có thể hiểu đơn giản là đơn vị sản xuất tại Việt Nam muốn bán cho đối tác nước ngoài, trong khâu vận chuyển, đối tác nước ngoài sẽ lựa chọn đơn vị vận tải có hiện diện trong nước phù hợp để lấy hàng ngay tại Việt Nam, vì thế doanh nghiệp sản xuất sẽ không phải quản lý các khâu an toàn và vận tải hàng hoá khi đi quốc tế.

Hơn nữa khi thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu tại chỗ, với các công tác nghiệp vụ và chứng từ liên quan cần lưu ý đến 3 yếu tố chính, bao gồm:

  • Bán hàng (Hoạt động xuất khẩu) cho nước ngoài
  • Địa điểm giao hàng là tại Việt Nam
  • Thông tin người nhận hàng do bên đối tác nước ngoài cung cấp

Các loại hàng hoá được thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu tại chỗ bao gồm:

Căn cứ theo thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính có nêu rõ:

  • Sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn, nguyên liệu, vật tư dư thừa, phế liệu, phế phẩm thuộc hợp đồng gia công theo quy định tại khoản 3 điều 32 nghị định 187/2013/NĐ-CP, đáp ứng các điều kiện sau:
    • Tuân thủ quy định về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá bao gồm thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
    • Phải có hợp đồng mua bán kí giữa thương nhân nước ngoài hoặc người được uỷ quyền hợp pháp giữa thương nhân nước ngoài và thương nhân nhập khẩu.
  • Hàng hoá mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan.
  • Hàng hoá mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hoá với doanh nghiệp khác tại Việt Nam.
  • Các loại hàng hoá khác được Bộ Công Thương có văn bản cho phép thực hiện theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ.

2. Những lợi ích của xuất nhập khẩu tại chỗ:

  • Các bước mua hàng được thực hiện nhanh chóng
  • Tiết kiệm các chi phí liên quan đến hải quan, vận tải, kho lưu trữ tạm thời cho doanh nghiệp
  • Chủ doanh nghiệp được hưởng nhiều ưu đãi về thuế xuất
  • Hàng hoá được đảm bảo an toàn 

3. Hồ sơ hải quan với hàng hoá xuất nhập khẩu tại chỗ

  • Tờ khai hải quan
  • Hợp đồng mua bán , minh chứng nguồn gốc, xác thực hàng hoá
  • Hoá đơn thương mại hoặc hoá đơn GTGT, chứng từ vận tải,…
  • Phiếu kiểm tra chất lượng hàng hoá: thuộc loại hàng được phép kinh doanh 
  • Các giấy tờ khác tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể (Tham khảo thêm tại Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC
    • Hàng hoá xuất khẩu
    • Hàng hoá nhập khẩu
    • Thuộc đối tượng miễn thuế xuất nhập khẩu
    • Thuộc đối tượng không chịu thuế
    • Đối với thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho giảng dạy, nghiên cứu, thí nghiệm khoa học, để được áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 5% theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng, người khai hải quan phải nộp hợp đồng bán hàng cho các trường học, nha khoa, các viện nghiên cứu hoặc hợp đồng cung cấp hàng hóa hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ: nộp 01 bản chụp, xuất trình bản chính trong lần nhập khẩu đầu tiên tại Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu để đối chiếu.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here