Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều nhà đầu tư từ mọi ngành công nghiệp đang cạnh tranh khốc liệt để có được các tài năng hàng đầu về Chuỗi cung ứng. CEO của Apple và LEGO – 2 trong nhiều điển hình chứng minh các nhà quản lý Chuỗi cung ứng đang làm tăng thứ hạng của các công ty một cách rõ rệt. Hãy cùng Dichvukhovan.vn tìm hiểu rõ hơn về lĩnh vực quản lý này.

Quản lý chuỗi cung ứng là gì?

Quản trị chuỗi cung ứng (Supply chain management) là quản lý cung và cầu cho toàn bộ hệ thống của doanh nghiệp, bao gồm tất cả các hoạt động quản lý hậu cần gồm lập kế hoạch và quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến việc tìm nguồn cung ứng, sản xuất và hoạt động Logistics. Việc quản trị yêu cầu sự phối hợp giữa các đối tác trong một chuỗi cung ứng toàn diện để đem lại sự hài lòng cho khách hàng. 

Mục tiêu của chuỗi cung ứng là tối đa tổng giá trị của chuỗi tạo ra bằng cách thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng thông qua sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên. Bao gồm khả năng phân phối, dự trữ, lao động, lưu kho, đồng thời giữ mức chi phí của chuỗi cung ứng ở mức tối thiểu. 

Giá trị của chuỗi cung ứng = Giá trị của khách hàng – Chi phí của chuỗi cung ứng

Tầm quan trọng của quản lý chuỗi cung ứng 

Trong bối cảnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngày nay, việc quản lý chuỗi cung ứng SCM (Supply chain management) đóng vai trò quan trọng trong các doanh nghiệp như sản xuất, kinh doanh, xây dựng. Và tầm quan trọng đó càng được thể hiện trong tình hình thị trường cạnh tranh ngày càng cao, giá bán cũng như giá thu mua ngày càng bị quản lý chặt chẽ hơn.

Quản trị chuỗi cung ứng mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, cụ thể:

  • Tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp: Nếu doanh nghiệp quản trị và lường trước được những rủi ro trong chuỗi cung ứng, họ có thể giảm được chi phí lưu kho cũng như giảm lượng hàng tồn kho. Bởi họ luôn cung cấp dịch vụ chất lượng nhất đến khách hàng việc phân phối đầy đủ và kịp thời sản phẩm đến họ.
  • Tạo lợi thế cạnh tranh so với đối thủ: Chuỗi cung ứng chiếm tỷ trọng chi phí rất lớn trong hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời là hoạt động đem lại trải nghiệm cho khách hàng. Nếu quản trị tốt sẽ giúp doanh nghiệp giảm giá thành sản phẩm, đồng thời tăng chất lượng dịch vụ.
  • Tác động đến khả năng phát triển của doanh nghiệp: Quản trị chuỗi cung ứng tác động rất lớn đến khả năng phát triển của doanh nghiệp, khả năng chiếm lĩnh thị trường cũng như sự tín nhiệm của khách hàng. Bởi chuỗi cung ứng ảnh hưởng trực tiếp tới cảm nhận của khách hàng khi sử dụng dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp.

Ngoài ra còn có các lợi ích khác như:

  • Tăng lợi nhuận sau thuế
  • Cải  thiện độ chính xác trong quản lý sản xuất
  • Giảm chi phí giá thành mỗi sản phẩm
  • Cải thiện vòng cung ứng đơn hàng 

Quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả hơn với giải pháp

Để quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả hơn thì doanh nghiệp bạn cần lựa chọn các nhà cung cấp, đối tác phù hợp với các tiêu chí của doanh nghiệp đồng thời có mức rủi ro thấp.

Để có thể đánh giá được những đối tác này, bạn cần có những thông tin chính xác, cập nhật. Và giải pháp thông minh sẽ giúp bạn đạt được điều đó. 

Cung cấp giải pháp báo cáo quản lý rủi ro với các thông tin hữu ích từ các doanh nghiệp khác, các nhà cung cấp, nhờ đó, doanh nghiệp bạn có thể linh hoạt sử dụng và theo dõi thông tin.

Chúng tôi đã đổi mới các giải pháp quản lý chuỗi cung ứng của mình để giúp khách hàng luôn dẫn đầu. Các phần mềm theo dõi kết hợp dữ liệu lô hàng và hệ thống quản lý các bên liên quan để hợp lý hóa hoạt động hậu cần của bạn từ đầu đến cuối. Các giải pháp được kích hoạt bằng kỹ thuật số bởi các nền tảng công nghệ hiện đại giúp chuỗi cung ứng trở nên đơn giản hơn và kết nối tốt hơn trên mọi nẻo đường. 

Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về những vấn đề chính trong quản lý chuỗi cung ứng. Mọi thắc mắc và cần tư vấn xin vui lòng liên hệ với ALS để được giải đáp.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here