Khi vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt cần phải tuân thủ các quy định cụ thể về việc đóng gói, lưu trữ và chuyển theo luật đường sắt. Những quy định này được nêu rõ ở các văn bản pháp luật. 

Vậy những loại hàng hóa nào thường được vận chuyển bằng đường sắt? Cùng ALS tìm hiểu chi tiết ngay sau đây. 

1. Các loại hàng hóa vận chuyển bằng đường sắt

Các loại hàng hóa vận chuyển bằng đường sắt có thể kể tên như: 

  • Mặt hàng gia dụng: giày dép, quần áo, túi xách, đồ may mặc,…
  • Mặt hàng máy móc thiết bị, nội thất, linh kiện điện tử, các loại xe,…
  • Mặt hàng xa xỉ phẩm 
  • Mặt hàng nông sản, thực phẩm đồ ăn (đáp ứng đủ tiêu chuẩn bảo quản) 

Có thể nói rằng, tuyến đường sắt hầu hết đáp ứng vận chuyển tất cả các mặt hàng tuy nhiên sẽ tùy vào chủng loại, kích thước và trọng lượng sẽ có những quy định riêng khi vận chuyển. 

Một số loại hàng hóa có tính chất đặc biệt, thì sẽ được vận chuyển theo toa. Theo quy định của bộ Giao Thông Vận Tải thì các loại hàng hóa sau cần phải được vận chuyển theo hình thức nguyên toa: 

  • Các loại hàng hóa máy móc thiết bị dụng cụ không thể xếp vào toa có mui 
  • Động vật sống: gia súc, gia cầm, các loại vật nuôi cảnh 
  • Hàng nguy hiểm (có giấy phép theo quy định của pháp luật)
  • Tro cốt, thi hài người chết 
  • Các loại hàng hóa không thể đóng bao kiện, có kích thước quá khổ
  • Các loại hàng hóa có yêu cầu đặc biệt theo yêu cầu của khách hàng

2. Các yêu cầu trong quá trình vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt 

2.1. Quy định đối với các loại hàng hóa không được sắp xếp và vận chuyển chung một toa tàu

Theo quy định của Bộ Giao Thông Vận Tải thì các loại hàng hóa nếu không được xếp chung một toa tàu khi vận chuyển sẽ thuộc vào những trường hợp sau: 

  • Các mặt hàng cần có điều kiện bảo quản đặc biệt không được xếp chung với những loại mặt hàng thông thường, tránh trường hợp hư hỏng chéo
  • Không được xếp chung các loại thực phẩm sạch, thực phẩm tinh với thực phẩm thô, không có nguồn gốc rõ ràng
  • Không được xếp chung hàng hóa có thể phản ứng hóa với nhau (tránh gây cháy nổ, hoặc gây nguy hiểm trong quá trình vận chuyển,…)
  • Các mặt hàng hóa chất lỏng ko xếp chung với các loại mặt hàng khô

2.2. Quy định về quy cách đóng gói hàng hóa khi vận chuyển 

Tùy theo từng loại mặt hàng mà sẽ có những yêu cầu riêng. Tuy nhiên bất kể mặt hàng nào cũng cần được đóng gói theo đúng tiêu chuẩn bên vận tải đường sắt đã quy định. 

Sau đây là một số quy định khi thực hiện việc vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt: 

  • Đóng gói đúng quy cách để không làm ảnh hưởng đến chất lượng của hàng hóa (giảm chất lượng, khối lượng, hư hỏng, mất mát, hao hụt,…)
  • Dán nhãn, ghi tên kí hiệu, biểu trưng và đặc tính của từng loại hàng hóa một cách rõ ràng theo đơn vị thùng, hòm, kiện. Bên cạnh đó đảm bảo các loại hàng hóa này có đầy đủ thông tin về nguồn gốc xuất xứ một cách chính xác nhất 
  • Đối với hàng hóa gửi đi thuộc diện đặc biệt như hài cốt, thi hài thì phải đảm bảo theo quy định của pháp luật về vấn đề y tế: vệ sinh môi trường, phòng dịch,…Khi gửi những hàng hóa này thì người gửi phải xuất trình đủ các loại giấy tờ liên quan đến pháp luật
  • Đơn vị vận chuyển hoàn toàn có quyền yêu cầu kiểm tra hàng hóa trong quá trình vận chuyển. 

2.3. Các nguyên tắc bảo quản hàng hóa khi vận chuyển bằng đường sắt

Việc bảo quản, đóng gói hàng hoá rất quan trọng để đảm bảo an toàn cho cả hàng hóa và người tham gia trong quá trình vận chuyển. Một số vấn đề cần phải lưu ý bao gồm: 

  • Đóng gói chặt chẽ và an toàn: Hàng hóa cần được đóng gói chặt chẽ và an toàn bằng các vật liệu bảo vệ như hộp, bọt biển, giấy bồi, băng dính… Đảm bảo rằng hàng hóa không di chuyển hay bị va đập trong quá trình vận chuyển.
  • Đúng loại và kích thước container: Sử dụng container hoặc khoang vận chuyển có kích thước và loại phù hợp với loại hàng hóa cụ thể. Container cần đủ sức chứa và cách nhiệt nếu cần thiết. 
  • Đối với một số loại hàng hóa cần điều kiện đặc biệt để có thể bảo quản tránh các trường hợp hư hỏng như thực phẩm tươi sống, hàng đông lạnh, các loại rau củ quả… Đơn vị vận chuyển xếp hàng hóa tại toa được trang bị hệ thống điều chỉnh nhiệt độ để bảo quản hàng hóa trong điều kiện tiêu chuẩn. 
  • Ngoài ra, trước khi đặt hàng lên đoàn tàu, kiểm tra lại hàng hóa và container để đảm bảo không có lỗi hay vết nứt, và rằng mọi thứ được bảo quản cẩn thận.
  • Đơn vị vận chuyển phải có trách nhiệm giao nhận đúng địa chỉ. Có nghĩa vụ phải làm đúng hợp đồng khi hai bên thỏa thuận với nhau. 

Kết luận

Hy vọng bài viết trên đây đã phần nào giải đáp được thắc mắc về các quy định cũng như các loại hàng hóa vận chuyển bằng đường sắt. Từ đó dễ dàng sắp xếp và lên kế hoạch vận chuyển hàng hoá cho doanh nghiệp mình. 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here