Kho giám sát hải quan thường là những kho lớn và đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa theo đúng quy định. Bạn hay doanh nghiệp bạn đang hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và đang muốn tìm hiểu chi tiết về kho giám sát hải quan. Cùng Dịch vụ kho vận ALS tìm hiểu chi tiết ngay sau đây. 

1. Hoạt động giám sát hải quan 

1.1 Giám sát hải quan là gì? 

Giám sát hải quan là một tập hợp các hoạt động và biện pháp do cơ quan hải quan thực hiện để đảm bảo sự tuân thủ đúng đắn của quy định pháp luật liên quan đến quá trình quản lý hàng hóa và phương tiện vận chuyển trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Mục tiêu của giám sát hải quan là bảo vệ lợi ích quốc gia, đảm bảo an toàn, và duy trì trật tự trong việc di chuyển hàng hóa và phương tiện qua biên giới quốc gia.

Các hoạt động giám sát hải quan bao gồm: 

  • Kiểm tra hàng hóa: Thực hiện kiểm tra kỹ thuật và hành vi khai báo hàng hóa để đảm bảo tuân thủ đúng quy định về nhập cảnh, xuất cảnh và quá cảnh. 
  • Kiểm tra phương tiện vận chuyển: Kiểm tra phương tiện vận chuyển như tàu, máy bay, xe tải để đảm bảo không vận chuyển hàng hóa cấm, hàng giả mạo hoặc vi phạm quy định hải quan.
  • Xử lý vi phạm: Nếu phát hiện vi phạm, cơ quan hải quan có thể áp dụng các biện pháp như tịch thu hàng hóa, áp phí vi phạm…
  • Quản lý thông quan: Đảm bảo việc thực hiện thủ tục thông quan được tuân thủ đúng quy định, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại quốc tế.

1.2 Đối tượng của giám sát hải quan

Các đối tượng bị giám sát hải quan bao gồm hàng hóa, phương tiện vận tải (bao gồm cả phương tiện vận tải nội địa) và phương tiện vận tải nội địa vận chuyển hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan.

Cơ quan hải quan thực hiện giám sát hải quan thông qua ba phương thức chính:

  • Niêm phong hải quan: Đối với các hàng hóa và phương tiện vận tải, niêm phong hải quan được áp dụng như một biện pháp để đảm bảo tính nguyên vẹn và an toàn của chúng trong quá trình di chuyển.
  • Giám sát trực tiếp: Các công chức hải quan thực hiện việc kiểm tra và giám sát trực tiếp đối tượng giám sát, đảm bảo rằng chúng tuân thủ quy định hải quan và không vi phạm pháp luật.
  • Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật: Cơ quan hải quan có thể sử dụng các phương tiện và thiết bị kỹ thuật như máy quét, thiết bị phân tích để tăng cường khả năng kiểm tra và xác minh thông tin về đối tượng giám sát.

Cơ quan hải quan dựa trên kết quả phân tích, đánh giá rủi ro và thông tin liên quan để quyết định phương thức giám sát phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Nó đảm bảo dụng tài nguyên và đảm bảo hiệu quả trong việc kiểm soát quá trình hải quan. 

1.3 Thời gian tiến hành giám sát hải quan

Đối với hàng hóa nhập khẩu: Giám sát bắt đầu khi hàng hóa đến cửa khẩu hoặc cảng hải quan. Và kết thúc khi hàng hóa được thông quan, giải phóng và rời khỏi cửa khẩu hoặc cảng.

Đối với hàng hóa xuất khẩu: Nếu không cần kiểm tra thực tế sẽ giám sát bắt đầu khi hàng hóa được thông quan. Nếu cần kiểm tra thực tế sẽ giám sát bắt đầu khi kiểm tra thực tế bắt đầu. Trong cả hai trường hợp, giám sát kết thúc khi hàng hóa ra khỏi cửa khẩu hoặc cảng hải quan.

Đối với hàng hóa quá cảnh: Giám sát bắt đầu khi hàng hóa nhập cảnh cửa khẩu đầu tiên. Kết thúc khi hàng hóa xuất cảnh cửa khẩu cuối cùng.

2. Kho giám sát hải quan là gì? 

Kho giám sát hải quan là các cơ sở lưu trữ hàng hóa mà có bộ phận hải quan chuyên trách trong phạm vi của kho hàng. Chúng có chức năng kiểm soát và giám sát việc nhập xuất, lưu trữ, và vận chuyển hàng hóa, đảm bảo tuân thủ các quy định hải quan và pháp luật liên quan.

Vị trí của kho và bộ phận chuyên trách của cơ quan hải quan trong cùng một cơ sở lưu trữ hàng hóa. Cho phép cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra và giám sát một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Cơ quan hải quan thực hiện kiểm soát và giám sát chặt chẽ tất cả hàng hóa, phương tiện và trang thiết bị nằm trong phạm vi của kho giám sát hải quan. Đảm bảo rằng các hoạt động tuân thủ đúng quy định hải quan và pháp luật.

 

3. Trách nhiệm của các bên tại kho giám sát hải quan?

Tại kho giám sát hải quan, sẽ có 3 nhóm chủ thể hoạt động bao gồm đơn vị cung cấp dịch vụ, cơ quan hải quan và người lưu trữ hàng trong kho. 

Trách nhiệm cụ thể của các bên như sau: 

Nhóm Chủ thể

Trách nhiệm

1. Đơn vị cung cấp và kinh doanh dịch vụ kho giám sát hải quan

– Bố trí địa điểm làm việc phù hợp và hạ tầng cho cơ quan hải quan

– Kết nối hệ thống quản lý hàng hóa với hệ thống thông quan điện tử

– Thực hiện quản lý, lưu trữ, chứng từ sổ sách liên quan đến xuất nhập hàng hóa

– Hỗ trợ thông tin, phối hợp giám sát hàng hóa tại khu vực kho

– Lưu trữ, bảo quản hàng hóa dưới sự giám sát của cơ quan hải quan

– Chỉ cho phép vận chuyển hàng hóa khi có chứng từ xác nhận

– Tuân thủ các quyết định của cơ quan hải quan khi xử lý hàng hóa vi phạm

2. Cá nhân/doanh nghiệp lưu trữ hàng hóa, khai hải quan, vận chuyển

– Tuân thủ yêu cầu giám sát của cơ quan hải quan

– Bảo vệ hàng hóa nguyên trạng và niêm phong hải quan

– Vận chuyển hàng hóa theo đúng quy định cơ quan hải quan

– Sử dụng hàng hóa đúng mục đích khai báo hải quan

– Đảm bảo phương tiện vận chuyển phù hợp để giám sát

– Cung cấp chứng từ hồ sơ hàng hóa đầy đủ theo yêu cầu

3. Cơ quan hải quan

– Thực hiện công tác giám sát chuyên môn

– Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất/nhập, quá cảnh hàng hóa

– Sử dụng thiết bị, phương tiện đảm bảo giám sát

– Hướng dẫn kiểm tra tuân thủ quy định hải quan, giám sát tại kho

 

Mong rằng với những chia sẻ của chúng tôi, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về hoạt động giám sát hải quan cũng như kho giám sát hải quan. 

Khách hàng có nhu cầu  thuê kho hải quan, vui lòng liên hệ với ALS qua hotline để được tư vấn giải pháp và báo giá nhanh chóng nhất. 

Source: https://als.com.vn/kho-giam-sat-hai-quan

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here